Type Here to Get Search Results !

Rối loạn nhân cách(Personality disorders), dấu hiệu nhận biết

Nguồn hình ảnh: Welldoing

Rối loạn nhân cách (tiếng Anh:Personality disorders) là một tập hợp các trạng thái để biệt định các đối tượng có cách sống, cách cư xử và cách phản ứng hoàn toàn khác biệt với người thường nhưng lại không đủ các triệu chứng của một bệnh lý tâm thần đặc trưng. Khái niệm về rối loạn nhân cách là một khái niệm tiến triển và thay đổi theo sự phát triển của ngành tâm thần. J.Reich cũng như Kaplan đều đưa ra các con số là từ 6 tới 11,1% dân số có vấn đề về rối loạn nhân cách

Hãy nhớ rằng các rối loạn nhân cách là những kiểu hành vi kéo dài và khá kín đáo. Trên thực tế, có sự tương đồng ở những cá nhân với hầu hết các dấu hiệu và triệu chứng, thậm chí họ còn không biết hành vi của mình đang bị rối loạn.  Điều này có nghĩa là những hành vi kì quái và dị biệt, không bình thường khó có thể biết, mà thông thường chúng đều trải qua sự thay đổi lâu dài.

Có rất nhiều dạng rối loạn nhân cách nhưng chúng đều có đặc điểm chung sau:

  1. Phần lớn những hành vi thể hiện sự rối loạn nhân cách xuất hiện trong thời kỳ cuối thời thơ ấu hoặc thanh niên và sẽ tiếp tục xuất hiện khi trưởng thành
  2. Rối loạn nhân cách ở trẻ em hay vị thành niên đôi khi được mô tả như là hạnh kiểm kém. Nhưng không phải bất cứ đứa trẻ nào có hạnh kiểm kém đều nhất thiết dẫn đến rối loạn nhân cách khi trưởng thành sau này
  3. Người rối loạn nhân cách có thái độ và hành vi là nguyên nhân gây ra những vấn đề lớn cho chính bản thân họ và người khác. Ví dụ như cách họ nhìn cuộc sống, cách họ nghĩ, quan hệ với người khác, làm việc
  4. Người được chẩn đoán rối loạn nhân cách có thể không có tính mềm dẻo trong cư xử
  5. Có tính chất dai dẳng diễn ra trong một thời gian dài.

Phần lớn mọi người có thể sống cuộc sống bình thường với rối loạn nhân cách ở mức độ nhẹ, nhưng trong khoảng thời gian có sự gia tăng căng thẳng hoặc của các sức ép bên ngoài như công việc, gia đình, mối quan hệ mới, các triệu chứng của bệnh sẽ tăng lên nhanh chóng và bắt đầu gây ra những vấn đề xấu đến cảm xúc và các chức năng tâm lý.

Sau đây là 10 triệu chứng thường được nhận diện để trị liệu:

1. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (7,9%) [ODC - Obsessive-Compulsive Disorder
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (tiếng Anh: Obsessive-Compulsive Disorder - OCD) là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do chính đáng và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng[1], đây là một dạng trong nhóm bệnh liên quan trực tiếp đến Stress[2]. Bệnh còn có tên khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức.

Ám ảnh về sự xâm phạm: Ám ảnh này thường là các ý tưởng tái diễn về một hành vi nghiêm trọng, tội lỗi, đáng chê trách mà mình có thể phạm phải như một phụ nữ bị dày vò bởi sợ mình có thể cuối cùng không còn khả năng chống lại xung động giết đứa con thân yêu của mình...hoặc bị dày vò bởi một hình ảnh tái diễn trong đầu với nội dung thô tục, dâm ô đáng nguyền rủa và xa lạ với bản thân mình. Đôi khi là những ý nghĩ vô tận, triết lý về những chủ đề, lựa chọn không thể cân nhắc được. Suy nghĩ do dự về những lựa chọn là nhân tố quan trọng trong nghiền ngẫm ám ảnh, thường kết hợp với mất khả năng quyết định những việc tầm thường nhưng cần thiết hàng ngày.

Ý nghĩ ám ảnh
Hành vi cưỡng chế
Những ý nghĩ vô nghĩa cứ lặp lại một cách thường xuyên trong tâm trí người bệnh. Thể hiện sự sợ hãi có tính chất hoang tưởng một cách dai dẳng, lo âu thái quá về sạch sẽ hay mọi thứ phải thật hoàn hảo là những biểu hiện hay gặp. Liên tục người bệnh bị các ý nghĩ lo âu quấy rối chẳng hạn như "cái bát này vẫn chưa sạch nó cần phải được rửa lại", "hình như tôi quên khóa cửa sổ" hay "tôi chắc chắn là mình đã không dán tem vào phong bì" và tạo ra sự lo âu cao độ (còn trên thực tế thì bát đã rất sạch, cửa sổ khóa chắc chắn và tem cũng đã dán ở phong bì rồi)
Các ám ảnh phổ biến nhất[7]:
·                    Sợ bị bẩn
·                    Sợ gây tổn hại tới người khác
·                    Sợ mắc sai lầm
·                    Sợ hành vi của mình không được chấp nhận
·                    Đòi hỏi tính cân đối và chính xác
·                    Nghi ngờ quá mức

Đa số người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có các hành vi lặp lại gọi là hành vi cưỡng chế nó có ý nghĩa như sự đáp trả lại những ý nghĩ ám ảnh. Phổ biến nhất là luôn kiểm tra và giặt giũ. Các hành vi cưỡng chế khác như tích trữ, sắp xếp lại và đếm (thường diễn ra khi thực hiện hoạt động bắt buộc khác như sự kiểm tra khóa), kiểm tra hay liệt kê những việc đã làm cũng phổ biến. Những hành vi này nói chung là có mục đích tránh những tổn thất cho người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc những người khác. Một số người mà hành vi cưỡng chế của họ gần như là một nghi lễ, điều đó giúp họ giảm bớt lo âu nhưng điều này chỉ mang tính tạm thời.
Các hành vi cưỡng chế phổ biến[7]:
·                    Lau chùi và giặt giũ
·                    Kiểm tra
·                    Sắp xếp
·                    Sưu tầm và tích trữ
·                    Đếm nhiều lần


Người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế phần nào hiểu rõ tính chất vô ích của ám ảnh. Chính họ cũng công nhận ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế của họ là phi lý (80% người bị OCD cho ám ảnh của mình là vô lý). Nhưng phần lớn họ không có nhận định chắc chắn về sự sợ hãi của mình hoặc thậm chí có niềm tin mạnh mẽ rằng những hành vi đó là phù hợp.

Những người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế phải đấu tranh rất quyết liệt để xua những ý nghĩ không mong muốn và hành vi cưỡng chế. Rất nhiều người có thể ngăn các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế xuất hiện trong nhiều giờ khi họ ở trong lớp học hay ở nơi làm việc. Nhưng qua thời gian đó sự kháng cự yếu đi và họ bị chi phối bởi hành vi ám ảnh mang tính chất lễ nghi rất mạnh, nó ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của bệnh nhân và đôi khi khiến họ khó có thể ở một nơi nào đó ngoài căn nhà của mình. Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế kéo dài trong vài năm thậm chí hàng chục năm. Các triệu chứng có thể giảm độ khốc liệt theo thời gian và đạt độ ổn định lâu dài ở dạng nhẹ nhưng đối với phần lớn người bệnh các triệu chứng là mãn tính.

Các rối loạn có phổ rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Spectrum Disorders) là những rối loạn rất độc đáo trong đó có nhiều triệu chứng trùng lặp với OCD. Một số triệu chứng dạng OCD gồm:

1- Rối loạn ăn uống
2- Cưỡng bức cờ bạc
3- Rối loạn hình thái cơ thể (Mặc cảm ngoại hình)
4- Rối loạn tự kỷ
5- Chứng giật nhổ tóc
6- Cưỡng bức mua sắm
7- Chứng ăn cắp vặt

Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Theo ICD-10, để chẩn đoán chắc chắn, các ý nghĩ ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế hoặc cả hai phải hiện diện hằng ngày trong ít nhất hai tuần lễ liên tiếp, gây khổ sở cho người bệnh hoặc ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày. Các triệu chứng ám ảnh phải có những đặc điểm sau đây:

  1. Người bệnh thừa nhận đó là những ý nghĩ hoặc xung động của chính mình
  2. Có ít nhất một ý nghĩ hoặc một hành vi đang được người bệnh tiếp tục chống lại, mặc dù không có kết quả (tuy nhiên có thể kèm theo các triệu chứng khác mà người bệnh không chống lại nữa)
  3. Ý nghĩ ám ảnh hoặc hành vi cưỡng chế không mang lại một sự thích thú nào cho người bệnh, chú ý rằng sự giảm căng thẳng hoặc lo âu không được coi là thích thú
  4. Các ý nghĩ, biểu tượng hoặc xung động phải lặp đi lặp lại và gây khó chịu
2. Rối loạn nhân cách tự kỷ (6.2%)[2]
Trong thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về chàng Narcissus. Chàng rất đẹp, đẹp đến não nề, đẹp đến đau lòng người khác. Có vô vàn cô gái yêu chàng nhưng chàng lại chẳng thích một ai, chàng cho rằng chỉ có mình mới xứng đáng với tình yêu của mình mà thôi. Echo, một nữ thần sông núi đã mang lòng yêu chàng. Do Echo lỡ phạm lỗi với Hera nên bị nữ thần tước đi giọng nói, cô chỉ có thể lặp lại những lời người khác nói sau cùng mà thôi. Echo lấy hết can đảm tỏ tình với Narcissus nhưng chàng ta lạnh lùng từ chối khiến cô đau khổ, thân hình tiều tụy, yếu ớt dần. Các nữ thần sông núi khác thấy vậy nên rất tức giận, các nàng cầu xin nữ thần tình yêu Aphrodite hãy trừng phạt Narcissus. Nữ thần nghe lời cầu xin nên đã giáng một lời nguyền lên người Narcissus, chàng sẽ yêu người đầu tiên mà chàng gặp. Lúc ấy là giữa ngày xuân, Narcissus đi săn và tìm đến một con suối để nghỉ ngơi. Khi chàng cuối xuống bỗng thấy khuôn mặt mình, và chàng đã chìm đắm trong tình yêu với chính bản thân mình. Nhưng mỗi khi chàng đưa tay chạm vào mặt nước, bóng hình ấy tan vỡ khiến chàng đau khổ. Narcissus quên đi tất cả, chẳng thiết ăn uống, cứ ngồi bên dòng suối và ngắm nhìn hình bóng của mình không biết chán. Chẳng bao lâu chàng mất đi, bên bờ suối mọc lên những nhành thủy tiên trắng kiêu ngạo, thơm ngát. Và có lẽ xuất phát từ đó, từ Narcissism được dùng để nói về thói ngạo mạn và tự yêu mình thái quá.

Khi viết bài về rối loạn nhân cách hoang tưởng, tôi có nói sơ về việc 9 bệnh rối loạn nhân cách được xếp vào ba nhóm A, B và C. Rối loạn nhân cách hoang tưởng nằm trong nhóm A ( nhóm kỳ quặc). Hôm nay chúng ta sẽ bàn về một bệnh rối loạn nhân cách nữa, nằm trong nhóm B với những đặc điểm chính là kịch tính, quá cảm xúc và thất thường. Đó chính là bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder) hay còn gọi là bệnh rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá.

Trong bảy tội lớn nhất của con người trong Kinh Thánh, phẫn nộ, phàm ăn, lười biếng, kiêu ngạo, đố kỵ, trụy lạc và tham lam thì tội lỗi đại diện cho bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ là đố kỵ. Bạn thấy lạ đúng không? Tôi cũng vậy, tôi cứ nghĩ tội lỗi đại diện cho bệnh này phải là kiêu ngạo mới đúng vậy. Nhưng nếu đi sâu vào triệu chứng và tiềm thức của người mắc bệnh này thì mới bạn sẽ hiểu lý do.

Đặc điểm chính của rối loạn nhân cách ái kỷ là những xu hướng ảo tưởng qua suy nghĩ hay qua hành động, sự cần thiết được người khác ngưỡng mộ và không có khả năng thấu cảm với người khác. Những người này thường phóng đại tầm quan trọng của họ đối với người khác. Họ tin rằng họ có những kỹ năng đặc biệt, có một không hai mà chỉ có những người có vị trí cao trong xã hội mới hiểu được. Bản thân họ chỉ quan tâm và chú ý đến khả năng và những gì họ đạt được. Bởi vì họ coi họ là quan trọng, là độc nhất, cho nên họ không thể nào thông cảm và thấu hiểu được cảm xúc của người khác, và thường được coi là những người kiêu căng, ngạo mạn. Họ lợi dụng sự thành công của người khác để làm bàn đạp cho mình.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ theo DSM-5 là

Sự rối loạn trong việc vận hành nhân cách thường ngày:

Sự rối loạn trong các hoạt động của bản thân.
-Nhân cách: thường dựa vào người khác để xác định bản thân là ai, phóng đại về bản thân, hạ thấp người khác.

-Hướng đi của bản thân: mục đích cuộc sống được đặt ra để đạt được sự tán thưởng của người khác. Mục tiêu và khả năng của bản thân họ đề ra cao một cách vô lý để họ cảm thấy rằng mình là đặc biệt, hoặc là quá thấp vì họ cảm thấy mình xứng đáng có được hết thảy, thường không để ý đến động lực thật sự của mình là gì.

Sự rối loại giữa các mối quan hệ cá nhân và xã hội.
-Thấu cảm: không có khả năng nhận thức, xác định cảm xúc và những gì người khác cần. Thường đón nhận phản ứng của người khác với thái độ quá mức, nhưng chỉ trong trường hợp nó có liên quan đến bản thân, đánh giá quá cao hoặc quá thấp sức ảnh hưởng của mình lên người khác.

-Quan hệ tình cảm: các mối quan hệ chỉ tồn tại với mục đích phục vụ cái tôi của bản thân, không hề có hứng thú với việc đối phương muốn gì và thích gì.

Rối loạn nhân cách ái kỷ đa số được chẩn đoán với người đã trưởng thành, bởi vì trẻ em và thanh thiếu niên vẫn còn đang trong thời kỳ phát triển tâm lý và cải thiện nhân cách. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán ở trẻ em và thiếu niên thì những triệu chứng trên phải tồn tại và kéo dài ít nhất một năm.

Tóm tắt lại là những người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ là những người kiêu ngạo, coi bản thân mình đặc biệt hơn hẳn những người khác, không có khả năng thấu cảm, thích và cần được ca ngợi và coi trọng. Vậy thì tại sao đố kỵ lại được coi là tội lỗi tượng trưng cho bệnh này?

Ở tầng tiềm thức thì sự ảo tưởng, cho rằng mình xứng đáng được hưởng hết thảy, và mình quan trọng hơn những người khác được giải thích rằng do bản thân người đó cảm thấy mình bị nguy hiểm, bị đe dọa bởi những gì người khác đạt được. Vì thế, trong tiềm thức họ tìm cách kéo những người có vẻ giỏi giang hơn mình ấy xuống ngang hàng mình, hoặc thấp hơn mình để thỏa mãn cho cảm giác bản thân mình vượt trội hơn hẳn người khác.

3. Rối loạn Nhân cách Biên giới (5.9%)
Rối loạn nhân cách ranh giới (tiếng Anh: Borderline personality disorder, viết tắt: BPD,) hay còn biết đến với các tên gọi: rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định, thể loại không biết phân biệt ranh giới hoặc hay bốc đồng, là một dạng rối loạn nhân cách. Đặc điểm chung của người có BPD bao gồm: nhiều hành vi không có kiểm soát và thể hiện sự bất thường thường từ cách họ đối xử với bản thân cho tới những mối quan hệ xã hội. Những dấu hiệu nói trên xuất hiện bắt đầu từ khi họ còn nhỏ và trong nhiều bối cảnh khác nhau.

Hãy tự hỏi: Bạn có những dấu hiệu này:
  1. Có những thời điểm tâm trạng bất thường và thay đổi liên tục kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày như: hạnh phúc, khó chịu, xấu hổ, lo lắng, trầm cảm.. đều ở trạng thái tột đỉnh.
  2. Ngược lại, cảm thấy trống rỗng, vô cảm.
  3. Nhận thức và lối suy nghĩ trắng đen: "Được ăn cả, ngã về không."
  4. Lo sợ bị từ chối hoặc bỏ rơi đến mức cố gắng tránh khỏi việc tạo dựng các mối quan hệ mới hoặc có thể đe dọa tự tử (hay những hành vi tự lạm dụng bản thân khác) nếu người kia không đồng ý với điều kiện vô lý của mình.
  5. Gặp khó khăn gìn giữ những mối quan hệ xã hội hiện tại vì sự thay đổi bất thường trong nhận thức về người kia: vừa nãy còn thần tượng họ, lúc sau lại cho rằng họ vô tâm hoặc độc ác.
  6. Nhận thức về bản thân bất ổn định: liên tục thay đổi mục tiêu và giá trị bản thân, đôi khi cho rằng không có ai cần mình và đáng lẽ bản thân không nên được sinh ra trên đời này.
  7. Có những thời điểm mất đi cảm nhận/liên hệ với thực tại, như hoang tưởng rằng có một người/thế lực nào đó đang bí mật làm hại mình, kéo dài từ vài phút cho đến vài giờ.
  8. Có những hành động vô kiểm soát, nguy hiểm: đánh bạc, đua xe, quan hệ tình dục không an toàn, ăn chơi quá nhiều, ăn uống không ổn định hoặc lạm dụng chất gây nghiện và vô lý như bỏ việc (lương cao, yêu thích, có khả năng thăng tiến) hoặc chấm dứt một mối quan hệ đang diễn ra tốt đẹp.
  9. Giận dữ một cách thái quá hoặc thường xuyên giận dữ với lý do không đáng có, thể hiện qua hành vi bạo hành (tâm lý, thể xác,...) với người kia.
Tuy BPD đã được đưa vào DSM (Tài liệu thống kê và hướng dẫn chẩn đoán bệnh thần kinh của APA, lần tái bản thứ tư) nhưng vì tính không ổn đinh và nhiều tranh cãi, khó chữa trị của chứng rối loạn nhân cách nói chung và BPD nói riêng nên bác sĩ thường không đưa ra chẩn đoán và xét nghiệm cho những trường hợp có triệu chứng của BPD dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, một số bác sĩ khác cho rằng BPD nếu không được điều trị sớm có thể càng khó chữa hơn khi bệnh nhân BPD lớn tuổi

4. Rối loạn Nhân cách hoang tưởng (4.4%)
Hoang tưởng ảo giác hay hoang tưởng, bị ảo giác là một dạng triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (paranoid). Tỷ lệ mắc bệnh là 1% ở mọi quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh hoang tưởng ảo giác chiếm khoảng 1% dân số tương đương 860.000 người.

Hoang tưởng ảo giác thường xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi 15-25, bất cứ ai cũng có thể mắc phải, tỉ lệ nam-nữ mắc bệnh như nhau. Một nghiên cứu cho biết, các loại hoang tưởng, ảo giác thường gặp ở bệnh nhân là hoang tưởng bị truy hại (chiếm khoảng 68,63%), hoang tưởng bị chi phối (chiếm 50%), hoang tưởng bị kiểm soát (chiếm 30,395%), ảo giác chủ yếu là ảo thanh (chiếm đến 86,6%). Như vậy dạng hoang tưởng ảo giác thường gặp là hoang tưởng bị truy hại, hoang tưởng bị chi phối, nội dung của hoang tưởng liên quan đến các thiết bị hiện đại, ảo giác chủ yếu là ảo thanh.

Nguyên nhân của bệnh hoang tưởng áo giác do những biến đổi, khiếm khuyết về rối loạn chuyển hóa của tế bào não, rối loạn chức năng hoạt động của não và chưa một xét nghiệm nào có thể phát hiện được. Đây là bệnh nội sinh nhưng có người vẫn còn lầm lẫn cho rằng đây là bệnh mắc phải do stress, do yếu tố môi trường, do chấn thương.

Khi mắc bệnh, bệnh nhân có một số biểu hiện sau:
  • Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, không ngủ, đảo giấc (ngày ngủ đêm thức). Có trường hợp dẫn đến căng thẳng, mất ngủ, đờ đẫn không muốn ăn uống hay hoạt động gì, suốt ngày ngồi hay nằm một chỗ. Tuy nhiên có khi bệnh nhân không có loại rối loạn này.
  • Có những rối loạn về hành vi, rối loạn về cảm xúc như cảm giác hai chiều vừa yêu vừa ghét hay cảm xúc trái ngược là người thân thì rất ghét, căm thù nhưng người dưng lại tin yêu hay đi dự đám ma thì cười nhưng đi đám cưới lại khóc.
  • Bệnh nhân còn có các triệu chứng điển hình như đi lang thang, nhặt rác, tích trữ các vật dụng bỏ đi, cười một mình, tự trò chuyện một mình, nói chuyện, cười nói một mình...
  • Dấu hiệu đáng quan tâm nhất mà bác sĩ thường ghi chẩn đoán là "ảo thanh bình phẩm" hay ảo thanh. Tức là bệnh nhân thường nghe có tiếng nói chuyện trong đầu, hoặc tiếng nói trong bụng phát ra. Có khi là tiếng nói xấu hoặc khen bệnh nhân, có khi phân tích, nhận xét những hành vi, suy nghĩ của bệnh nhân. Thậm chí tiếng nói đó ra lệnh, bắt bệnh nhân làm theo việc này việc khác, trong đầu bệnh nhân nhiều lúc có tiếng đó. Một số trường hợp bị chứng ảo giác, thỉnh thoảng cứ nghe ai nói chuyện, ra lệnh, bình phẩm, bắt ép phải làm thế này, thế kia....
  • Bệnh nhân còn có biểu hiện hoang tưởng ma nhập, người chết nhập vào, luôn có cảm giác bị theo dõi, bị hại, bị bắt, bị giết, bị bệnh. Có người lại có hoang tưởng phát minh, nghiên cứu sáng chế... Thực tế rất nhiều bệnh nhân tuy mắc bệnh hoang tưởng ảo giác nhưng nói năng lưu loát, trí nhớ tốt, thậm chí nhớ tốt hơn người bình thường
5. Rối loạn Nhân cách Schizotypal (3.9%)
Những người có rối loạn nhân cách schizotypal thường được mô tả như là lẻ hay lập dị, và thường có rất ít, nếu có, quan hệ gần gũi. Họ thường không hiểu làm thế nào mối quan hệ hình thức, dẫn đến lo lắng nghiêm trọng và có xu hướng xoay vào trong trong các tình huống xã hội.

Trong rối loạn nhân cách schizotypal, người ta cũng thể hiện những hành vi kỳ lạ, phản ứng không thích hợp với tín hiệu xã hội và giữ niềm tin đặc biệt.

Schizotypal Rối loạn nhân cách thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm và có khả năng chịu đựng, mặc dù các triệu chứng có thể cải thiện với độ tuổi. Thuốc và điều trị cũng có thể giúp đỡ.

Các triệu chứng

Những người có tính cách schizotypal cổ điển thì dễ bị cô đơn. Họ cảm thấy rất lo lắng trong các tình huống xã hội, nhưng chúng có thể đổ lỗi cho thất bại xã hội của họ trên những người khác. Họ xem mình như người ngoài hành tinh hoặc vô gia cư, và cô lập này gây đau khi họ tránh được các mối quan hệ và thế giới bên ngoài.

Những người có tính cách schizotypal có thể nói huyên thuyên kỳ quặc và không ngừng trong cuộc hội thoại. Họ có thể ăn mặc theo những cách riêng biệt và có những cách rất lạ nhìn thế giới xung quanh. Thường thì họ tin vào những ý tưởng khác thường, chẳng hạn như các quyền hạn của ESP hoặc ý thức thứ sáu. Đôi khi, họ tin rằng họ có thể ảnh hưởng kỳ diệu của suy nghĩ, hành động và cảm xúc.

Trong thanh niên, các dấu hiệu của nhân cách schizotypal có thể bắt đầu như một sự quan tâm tăng lên trong hoạt động đơn độc hoặc cấp cao lo lắng xã hội. Có thể là một hạn chế trong trường học hoặc xuất hiện xã hội, và kết quả thường trở thành đối tượng của hành vi bắt nạt hay trêu chọc.

Các triệu chứng rối loạn nhân cách Schizotypal bao gồm:

  1. Không đúng nghĩa của sự kiện, bao gồm cả cảm giác rằng các sự kiện bên ngoài có ý nghĩa cá nhân.
  2. Đặc biệt suy nghĩ, niềm tin hay hành vi.
  3. Niềm tin vào quyền hạn đặc biệt, như thần giao cách cảm.
  4. Nhận thức thay đổi, trong một số trường hợp cơ thể ảo tưởng, bao gồm đau ảo hoặc biến dạng khác theo ý nghĩa của cảm ứng.
  5. Không biết nguyên nhân bài phát biểu, chẳng hạn như các mẫu lỏng hoặc mơ hồ nói hay xu hướng đi ra trên tiếp tuyến.
  6. Đáng nghi hay hoang tưởng ý tưởng.
  7. Nghèo cảm xúc hoặc phản ứng cảm xúc không phù hợp.
  8. Thiếu người thân ngoài của gia đình ngay lập tức.
  9. Liên tục và quá nhiều lo âu xã hội không thủ tiêu với thời gian.

Schizotypal rối loạn nhân cách có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với tâm thần phân liệt, một bệnh tâm thần nặng, trong đó những người bị mất tất cả liên hệ với thực tế (tâm thần). Trong khi những người có tính cách schizotypal có thể bị loạn thần tập ngắn với ảo tưởng hoặc ảo giác, không phải là thường xuyên hay cường độ cao như trong tâm thần phân liệt.

Một khác biệt chính giữa rối loạn nhân cách và tâm thần phân liệt schizotypal là người với các rối loạn nhân cách thường có thể được thực hiện nhận thức được sự khác biệt giữa các ý tưởng méo mó của họ và thực tế. Những người bị tâm thần phân liệt thường không thể được đong đưa từ ảo tưởng của họ.

Cả hai rối loạn, cùng với các rối loạn nhân cách phân lập, thuộc về những gì thường được gọi là phổ tâm thần phân liệt. Schizotypal rơi vào giữa quang phổ, với rối loạn nhân cách phân lập ở đầu và tâm thần phân liệt nhẹ ở đầu nghiêm trọng hơn.

6. Rối loạn Nhân cách chống lại Xã hội (3,6%)

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (tiếng Anh: Antisocial personality disorder-ASPD) là một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng thường xuyên với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật. Đây là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn nhân cách. Không quá ngạc nhiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng rối loạn nhân cách chống xã hội có tỷ lệ cao ở tù nhân (những người thường có hành vi bạo lực), tương tự như vậy người lạm dụng rượu và các chất gây nghiện cũng được ghi nhận là có nhiều khả năng mắc hơn so với cộng đồng.

Những nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh gồm có:
  1. Gia đình không hòa thuận
  2. Vắng bố
  3. Bố quá nghiêm khắc nhưng mẹ lại quá nuông chiều
  4. Bố mẹ bỏ rơi hoặc lạm dụng
  5. Lớn lên trong môi trường xã hội bất ổn, nhiều tội phạm
  6. Bố nghiện rượu hoặc/và có nhân cách chống xã hội, mẹ có nhân cách kịch tính và rối loạn phân ly
  7. Ngoài các yếu tố môi trường nói trên, di truyền cũng là một nguyên nhân chính của căn bệnh này.
Trong suốt thế kỷ trước các nhà nghiên cứu và các bác sĩ lâm sàng đã sử dụng đa dạng các thuật ngữ để miêu tả ASPD chẳng hạn như bệnh xã hội (sociopathy), đạo đức suy đồi (moral insanity). Kraepelin và Schneider thì dùng từ nhân cách bệnh (psychopath) để chỉ loại rối loạn này, tuy nhiên về sau thuật ngữ trên bị áp dụng một cách quá rộng rãi để chỉ tất cả các loại rối loạn nhân cách. Chính DSM (phiên bản II và III) đã biệt định tên như hiện nay: Rối loạn nhân cách chống xã hội. Các triệu chứng chính để chẩn đoán bệnh cũng thay đổi từ việc chú trọng đến sự suy giảm cảm xúc trong các mối quan hệ với mọi người đến việc tập trung vào các hành vi bên ngoài đặc biệt là các hành vi gây hấn và bốc đồng.

7. Rối loạn Nhân cách Schizoid (3.1%)
Xu hướng tách ly ra khỏi các mối quan hệ xã hội và phạm vi bộc lộ cảm xúc bị giới hạn trong các mối quan hệ cá nhân, bắt đầu vào đầu thời kỳ đầu tuổi trưởng thành và thể hiện trong nhiều phạm vi, ngữ cảnh khác nhau, và có bốn dấu hiệu sau đây (hoặc hơn):


  1. Không có mong muốn, hoặc thích thú những mối quan hệ thân thiết, bao cả mối quan hệ gia đình.
  2. Gần như lúc nào cũng chọn những hoạt động đơn độc.
  3. Có rất ít, hoặc không hề có hứng thú gì với các hoạt động tình dục với người khác.
  4. Cảm thấy rất ít, hoặc không hề cảm thấy khoái lạc trong bất kỳ hoạt động nào.
  5. Không hề có bạn thân, hoặc bạn tâm tình ngoại trừ cha mẹ, anh chị em ruột thịt, con cái.
  6. Lãnh đạm trước những lời chỉ trích hoặc khen ngợi từ người khác.
  7. Cảm xúc lạnh lùng, tách ly, không hề dao động nhiều.
  8. Những triệu chứng này không phải là hệ quả từ việc dùng thuốc hoặc từ các điều kiện sinh lý y tế để được chẩn đoán là rối loạn nhân cách phân liệt.


Rối loạn nhân cách phân liệt thuộc về nhóm rối loạn nhân cách có tên là nhóm lập dị. Đa số phần lập dị trong nhóm này thường liên quan đến cách một người giao tiếp, tác động đến người khác. Một số người không hề có hứng thú gì với người khác. Một số người lại cực kỳ khó chịu với những người xung quanh. Còn có một số thì lại rất đa nghi. Khi sự lập dị đạt đến mức tột cùng thì những lối sống này tạo thành ba loại rối loạn nhân cách mà rối loạn nhân cách phân liệt là một trong số đó.

Rối loạn nhân cách phân liệt là dạng phân ly (schism), hoặc tách rời khỏi các mối quan hệ xã hội bình thường. Người mắc rối loạn nhân cách phân liệt đơn giản không hề có bất kỳ sự cần thiết hay mong muốn có quan hệ thân mật nào, kể cả tình bạn. Cuộc sống gia đình thường chẳng có ý nghĩa gì với họ cả, và thường họ chẳng cảm thấy vui vẻ thỏa mãn gì với việc mình là một phần của nhóm cả. Con người là loài sống theo quần thể, đó là một tập tính sống hình thành qua triệu năm giúp con người có thể chống lại những điều kiện bất lợi từ thiên nhiên, các loài động vật hung dữ, mạnh mẽ hơn chúng ta gấp ngàn lần. Hơn nữa theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu được thuộc về một nhóm nào đó, được chấp nhận là một nhu cầu cần thiết cơ bản tầng thứ ba của con người. Và họ cần đạt được nhu cầu ấy trước khi có thể tiến lên những tầng cao hơn. Vì thế nên việc tách ly khỏi xã hội, không cần thiết hay không mong muốn bất kỳ mối quan hệ nào, khi ở mức độ tột cùng ảnh hưởng đến đời sống của một người thì đó là một dạng rối loạn.

Những người mắc rối loạn nhân cách phân liệt chỉ có một ít hoặc không có người bạn thân nào cả, và họ chỉ muốn được ở một mình thay vì dành thời gian cho người khác. Họ thường chọn những sở thích có thể thực hiện một mình và hưởng thụ một mình ví dụ như sưu tập tem. Họ đồng thời còn có xu hướng chọn những công việc có thể làm đơn độc với máy móc ví dụ như thợ máy hoặc lập trình viên vi tính. Thường thì bệnh nhân mắc rối loạn nhân cách phân liệt cảm nhận rất ít khoái lạc từ những trải nghiệm cơ thể hoặc các giác quan (ví dụ như họ không cảm thấy hứng thú, sung sướng khi quan hệ tình dục, hoặc ăn uống). Đời sống cảm xúc của họ đặc biệt khô cằn. Đời sống tình dục có thể chỉ tồn tại trong tưởng tượng. Đàn ông có thể không bao giờ kết hôn và phụ nữ có thể lấy những kẻ nóng nảy, vũ phu. Họ không thể thấu cảm, không hiểu được cảm xúc của những người xung quanh cũng như không có hứng thú tìm hiểu, tạo mối quan hệ với bất kỳ ai.

Trong hoàn cảnh tốt nhất, người rối loạn nhân cách phân liệt thường nhìn không khác gì những người khác cả, họ không cảm thấy bận tâm bởi những lời chỉ trích, mà cũng chẳng thấy vui khi được khen. “Vô vị”, “trống rỗng” là từ tốt nhất để tả về đời sống cảm xúc của người đó. Thông thường, rối loạn nhân cách phân liệt thường không phản ứng gì với những ám hiệu, gợi ý từ xã hội, và thường xuất hiện lạc lõng, hoặc lóng ngóng. Ví dụ, một người như vậy bước vào một căn phòng có một người khác thì anh ta chỉ nhìn chằm chằm người nọ, chẳng có ý định hay động lực bắt chuyện gì cả. Đôi lúc, người rối loạn nhân cách phân liệt thường rất thụ động khi có chuyện không vui xảy ra, và không hề có phản ứng tích cực, hiệu quả gì đối với những sự kiện quan trọng như vậy. Họ thường hay ngẩn ngơ, mơ mộng giữa ngày nhưng vẫn có thể xác định được đâu là thực tế, đâu là ảo tưởng.

Người từ một số nền văn hóa khác nhau thường phản ứng với stress theo cách nhìn có vẻ giống như rối loạn nhân cách phân liệt. Đó là, dù thật sự không mắc bệnh, nhưng một số người dưới áp lực nặng nề thường nhìn thụ động và tê dại. Ví dụ như một người vừa mới dọn ra khỏi khu ổ chuột nghèo khổ cùng cực vào thành phố lớn có thể có những phản ứng theo kiểu phân liệt từ vài tuần cho đến vài tháng. Người như vậy, thường cảm thấy bị ngập trong tiếng ồn, ánh sáng, và đám đông chen chúc, và thường thích được ở một mình, có cảm xúc khô cằn, thường biểu hiện ra một số kỹ năng xã hội bị thiếu hụt. Đồng thời người di cư từ những nước khác đôi lúc nhìn như lạnh lùng, dè dặt và tách biệt với mọi người. Ví dụ, những người di cư từ vùng Đông Nam Á tới Mỹ vào giữa những năm 1970 tới 1980 thường bị nhận xét là nóng nảy, lạnh lùng bởi những người Mỹ sống trong những thành phố lớn. Đây chính là sự khác biệt giữa các nền văn hóa và không nên lý giải nó như rối loạn nhân cách.

8. Rắc rối Nhân cách Tránh Nạn (2.4%)[3]
Lười biếng – một trong bảy tội lỗi lớn nhất đời người có hai biểu hiện là buồn chán (tristitia) và thờ ơ (acedia). Và hai biểu hiện này đều đại diện cho hai loại rối loạn nhân cách. Buồn chán đại diện cho rối loạn nhân cách phụ thuộc, còn thờ ơ đại diện cho rối loạn nhân cách tránh nè – cũng là chủ đề ngày hôm nay.

Tại sao thờ ơ lại là đại diện cho rối loạn nhân cách tránh né? Thờ ơ là một trạng thái không quan tâm đến vị trí một người trong thế giới, và lâu dần trạng thái này có thể dẫn đến việc mất khả năng hoàn thành công việc trong cuộc sống, cũng như tâm thế “tôi không muốn bị làm phiền”. Những người mắc chứng này thường tự cô lập bản thân khi ra khỏi vòng tròn gia đình hay bạn bè. Họ cực kỳ dễ ngại ngùng, và dễ bị tổn thương bởi những dấu hiệu không hài lòng dù là nhỏ nhất từ những người khác. Vì thế họ thường tránh những hoạt động trong xã hội hay công việc đòi hỏi giao tiếp giữa người với người (Oltmanns & Emery, 2014).

Theo thống kê được đề cập trong cuốn Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-IV), RLNC tránh né thường xảy ra trong khoảng 0.5% đến 1% dân số nói chung. Ở DSM-5 thì tỷ lệ này tăng lên thành 2.4%. Ngoài ra, trong số các bệnh nhân ngoại trú tâm thần, thì có 10% bệnh nhân mắc chứng RLNC tránh né, đặc biệt phổ biến ở những người bị rối loạn lo âu.

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 10-50% những người có rối loạn hoảng sợ với chứng sợ khoảng trống đồng thời mắc rối loạn nhân cách tránh né, và tỷ lệ này là khoảng 20-40% với những người có nỗi ám ảnh xã hội (rối loạn lo âu xã hội).

Nếu không điều trị, người bị RLNC tránh né có thể trở nên bị cô lập khỏi xã hội, về lâu dài sẽ gặp nhiều khó khăn với công việc và các hoạt động xã hội. Họ cũng có nguy cơ bị trầm cảm và lạm dụng chất (ClevelandClinic, 2014).

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách theo DSM 5
Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán trong DSM-5, RLNC tránh né xuất hiện ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành và hiện diện trong các bối cảnh khác nhau với tối thiểu 4 (hoặc nhiều hơn) trong các biểu hiện sau:

  1. Bệnh nhân tránh né các hoạt động xã hội, nghề nghiệp liên quan đến các mối quan hệ cần thiết vì sợ bị phê bình, bị phản đối, hoặc bị từ chối.
  2. Không muốn thiết lập mối quan hệ với những người khác trừ khi chắc chắn rằng mình được yêu thích.
  3. Thường dè dặt trong các mối quan hệ thân mật với người khác vì sợ hổ thẹn hay chế nhạo.
  4. Quan tâm quá mức đến việc bị phê bình hoặc từ chối trong các tình huống xã hội.
  5. Bị ức chế trong các mối quan hệ mới vì có cảm giác là không xứng đáng.
  6. Tự nhận thấy bản thân không có năng lực về mặt xã hội, không được lôi cuốn hoặc thua kém hơn những người khác.
  7. Thường ngại ngùng khi nhận các trách nhiệm hoặc tham gia vào các hoạt động mới vì sợ bị lúng túng.

Mặc dù họ rất muốn được yêu thích bởi người khác, nhưng nỗi sợ bị từ chối và không được chấp nhận càng lớn hơn khiến cho họ càng ngại ngùng, tránh né đám đông và các hoạt động xã hội (Oltmanns & Emery, 2014).

Rất khó phân biệt RLNC tránh né và rối loạn lo âu xã hội (soxial anxiety disorder). Có nhiều chuyên gia cho rằng hai loại rối loạn này là một. Tuy nhiên những người mắc RLNC tránh né thường có chiều hướng lảng tránh nhiều hơn và có rất ít các mối quan hệ thân thiết còn những người mắc rối loạn lo âu xã hội thì có thể có nhiều bạn bè nhưng sợ phải làm gì trước mặt họ vì e ngại sẽ bị đánh giá (Oltmanns & Emery, 2014).

Nguyên nhân:

Cho đến ngày nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có nhận định rõ ràng về nguyên nhân dẫn đến RLNC tránh né. Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân dẫn đến RLNC tránh né bao gồm yếu tố sinh học, yếu tố tâm lý và yếu tố xã hội. Những yếu tố này không tác động một cách riêng lẻ mà kết hợp với nhau tạo thành nguy cơ dẫn đến bệnh tâm lý (Bennett, 2003).

Yếu tố sinh học: các nghiên cứu cho thấy RLNC tránh né thường xuyên xảy ra trong một số gia đình thông qua gen. Tính cách – cái có khả năng di truyền một phần từ cha mẹ sang thế hệ sau được cho là có liên quan (Bennett, 2003). Trong mô hình năm yếu tố tính cách (Five Factor Model), hướng ngoại (extraversion), tận tâm (conscientiousness), dễ chịu (agreeableness), sẵn sàng trải nghiệm (openness to experience) và cảm xúc âm tính, hay tính rối loạn thần kinh chức năng (neuroticism) thì tính rối loạn thần kinh chức năng và hướng ngoại có phần trăm di truyền cao khoảng 30%. Những người có chỉ số rối loạn thần kinh chức năng cao thì dễ trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực. Họ phản ứng rất tệ với stress và thường lý giải những tình huống bình thường dưới dạng nguy hiểm, đáng lo ngại và những khó khăn nhỏ là cực kỳ tuyệt vọng (Larsen & Buss, 2013). Với những người mắc RLNC tránh né thì họ có chỉ số rối loạn thần kinh chức năng cao và chỉ số hướng ngoại thấp (Wilberg, Urnes, Fris, Pedersen, & Karterud, 1999).

Yếu tố tâm lý: Theo thuyết nhận thức của Beck (1976), hầu hết chúng ta, qua kinh nghiệm sống, đặc biệt là những trải nghiệm thời thơ ấu, đều có những hệ thống nhận thức gọi là sơ đồ (schemas). Những sơ đồ này cho phép chúng ta phân tích những thông tin nhận được và lý giải nó theo cách có ý nghĩa với chúng ta. Tuy nhiên, sự thiếu thích nghi và phản ứng sai lệch của cá nhân đối với môi trường và các sự kiện dẫn đến những biểu hiện không thích hợp của các sơ đồ đó. Beck coi sơ đồ chính gây ra rối loạn nhân cách là bộ ba nhận thức liên quan đến bản thân, người khác và tương lai.

Đối với RLNC tránh né, sơ đồ thể hiện như sau:

  • Bản thân: về mặt xã hội lạc lõng và thiếu bản lĩnh
  • Người khác: phê phán ngầm, không thích thú và đòi hỏi
  • Tương lai: bản thân vô giá trị và không được ai yêu thương

Yếu tố xã hội: cá nhân sống trong một cộng đồng xung quanh hay bị chỉ trích hoặc không được chấp nhận sẽ tạo ra cơ chế phòng thủ, một cách đơn giản mà họ nghĩ rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là tránh né các mối quan hệ xã hội có nguy cơ (Bressert, 2016).

Điều trị

1. Trị liệu tâm lý: Khi nói đến việc điều trị, điều trị tâm lý là phương pháp tốt nhất. Tuy nhiên, nhà trị liệu thực sự phải là một người có nhiều kinh nghiệm làm việc với các cá nhân bị rối loạn nhân cách. Nếu không, cả nhà trị liệu và người bệnh sẽ có khả năng thất vọng về kết quả trị liệu, vì đây là một quá trình điều trị khó khăn và lâu dài.

Liệu pháp nhân văn và liệu pháp nhận thức – hành vi có thể sử dụng trong quá trình điều trị cho người RLNC tránh né.

+ Liệu pháp nhân văn: Người bị RLNC tránh né đến gần những ai cho họ cảm giác an toàn và thoải mái nên việc thiết lập được lòng tin và xây dựng được mối quan hệ với người bệnh là chìa khóa quan trọng để việc trị liệu diễn ra có hiệu quả. Nhiệm vụ của nhà trị liệu là tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép người bệnh học cách hành động để đạt đến sự tự khuyến khích và tự hiện thực hoá; giúp họ dỡ bỏ những “rào cản tâm lý” đang hạn chế, giúp họ làm sáng tỏ, hiểu rõ bản thân và chấp nhận tình cảm riêng của mình. Quá trình trị liệu được thực hiện trong bầu không khí của sự quan tâm tích cực vô điều kiện, tôn trọng người bệnh, giúp đỡ không áp đặt, không kèm theo sự đánh giá về năng lực.

+ Liệu pháp nhận thức – hành vi: Đây là liệu pháp điều trị thích hợp cho RLNC. Theo góc nhìn của nhận thức – hành vi, các RLNC là hệ quả từ những niềm tin sai lệch về bản thân và thế giới xung quanh. Vì thế cho nên mục tiêu điều trị khi dùng liệu pháp này là giúp cá nhân thay đổi những niềm tin lệch lạc, có cái nhìn đúng đắn về những hành vi không phù hợp và những hành vi đó có tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ và của những người xung quanh như thế nào. Nhà trị liệu giúp thân chủ nhận diện những niềm tin hay kiểu mẫu suy nghĩ không hợp lý, hướng dẫn họ giải thoát khỏi sự ràng buộc và sự hạn chế của kiểu suy nghĩ cũ. Họ cũng giúp thân chủ, xây dựng các kiểu suy nghĩ mới phù hợp thông qua các phương pháp can thiệp và phòng ngừa (Matusiewicz, Hopwood, Banducci, & Lejuez, 2010). Một trong các phương pháp đó là liệu pháp cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) áp dụng mô hình ABCDE theo tiến sĩ Ellis và Dryden (1987) dưới đây:

A: Acting event – tức những sự kiện gây nên áp lực và lo lắng, có thể là việc phát biểu giữa đám đông, thiết lập mối quan hệ mới hay những rắc rối trong các mối quan hệ cá nhân.

B: Belief system – hệ thống niềm tin, là phần nhận thức trong phản ứng của một người trước sự kiện A, ví dụ như “tôi sợ phải thiết lập mối quan hệ mới vì nếu lỡ tôi không được chấp nhận, điều đó sẽ làm tôi tổn thương đến chết mất.”

C: Emotional consequences – hệ quả cảm xúc của những niềm tin lệch lạc. Những niềm tin lệch lạc tạo ra hệ quả xấu. Điều này có thể dẫn đến sự tự hoàn thành dự đoán của bản thân. Ví dụ như thân chủ cho rằng mình sẽ run rẩy và hoảng sợ khi phải nói chuyện với người khác, thì đồng nghĩa với việc họ đã chuẩn bị cho bản thân run rẩy và hoảng sợ trước rồi. Có nhiều người lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực thế này. Và nó giống như là kiểu tự thiết lập chương trình cho bản thân. Nếu một người cứ suy nghĩ tiêu cực thì có thể họ sẽ mãi tự ở trong trạng thái tồi tệ.

D: Disputing irrational thoughts and beliefs – đấu tranh với những suy nghĩ và niềm tin lệch lạc. Nhà trị liệu phải thách thức những suy nghĩ và niềm tin sai lệch này của thân chủ một cách thẳng thắn. Ví dụ “nếu bạn không được chấp nhận bởi ai đó, điều này có thực sự tệ hại đến mức khiến bạn muốn từ bỏ những điều tốt đẹp trước đây và tự tổn thương bản thân?”. Họ sẽ hướng dẫn nhưng thân chủ mới chính là người phải tự luyện tập và tìm ra những suy nghĩ và phương pháp thực tế để giải quyết vấn đề, thay thế cho những suy nghĩ và hành vi sai lầm trước đây.

E: Effects – ảnh hưởng từ việc thay đổi cách nhìn nhận của một người một vấn đề nào đó. Nếu liệu pháp điều trị có hiệu quả thì thân chủ sẽ giảm dần các triệu chứng lo âu và nhìn nhận tình huống khác đi.

2. Thuốc: Thuốc thường không được sử dụng để điều trị cho các cá nhân bị RLNC tránh né. Tuy nhiên với nhiều người mắc rối loạn lo âu xã hội lẫn RLNC tránh né thì một số loại thuốc chống hấp thụ ngược serotonin có chọn lọc (SSRI) có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội. Thêm vào đó, một vài nghiên cứu đã chỉ ra các loại thuốc benzodiazepines, monamine oxidase inhibitors (MAOIs) có tác dụng trong việc điều trị RLNC tránh né và rối loạn lo âu xã hội (Rettew, 2015).

9. Rối loạn Nhân cách kịch tính(1.8%)
Rối loạn nhân cách kịch tính (Histrionic Personality Disorder) được đặc trưng bởi sự đam mê, đóng kịch, hành vi biểu diễn cảm xúc bùng nổ. Họ mất khả năng kiên nhẫn và gắn bó lâu dài với một việc gì đó.

Tỷ lệ rối loạn này chiếm 2-3% dân số, nữ cao hơn nam, bệnh hay phối hợp với rối loạn dạng cơ thể và sử dụng rượu. Một số đặc điểm lâm sang có thể xuất hiện ở tuỏi thiếu niên nhưng các triệu chứng chỉ thể hiện rõ ở tuổi vị thành niên và thanh niên.

Cảm xúc đóng vai trò quyết định trong hành vi tác phong của người bệnh. Cảm xúc nổi rõ và mãnh liệt đồng thời hết sức dao động. Sự vui sướng và buòn phiền biểu hiện như vai diễn kịch trên sân khấu. Bệnh nhân rất dễ bị ám thị, chịu ảnh hưởng của người khác, hay nối dối nhằm làm mọi người thích thú và lôi kéo sự chú ý của người khác.

Nhiều khi vì mục đích muốn trở thành trung tâm chú ý hoặc nhằm thoả mãn một nguyện vọng nào đó, người bệnh lại bài trí ra ý đồ tự sát, sắp đặt để gây cảm tượng đây là nạn nhân vô tội của một âm mưu.

Nếu họ không được sự chú ý, quan tâm của mọi người thì mau chóng trở nên lờ đờ, gây sự, nhỏ mọn, độc ác và hay trả thù.

Bệnh nhân luôn muốn mọi người chú ý tới mình bằng cách biểu hiện bùng nổ cảm xúc và hành vi, đóng kịch một cách thái quá.Người bệnh rối loạn nhân cách này thường nói to và nói nhiều; dung nhiều mỹ từ để lôi kéo người nghe, nhưng nội dung thiều tính thuyết phục.

Bệnh nhân có xu hướng thể hiện tình dục dễ dãi qua tư thế, hành vi nhằm thu hút sự chú ý của người khác, nhưng không thích quan hệ tình dục thực sự.

Họ là người ích kỷ và hời hợt, không có khả năng cảm thông với các vấn đề của những người xung quanh. Họ thường xuyên tìm kiếm cảm xúc mới và có xu hướng coi thường người xung quanhvì coi mình là trung tâm của sự chú ý.

Khi có stress, bệnh nhân thường biểu hiện trạng thái phân ly hoặc rối loạn dạng cơ thể . Bùng nổ cảm xúc còn biểu hiện trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như trong quan hệ với mọi người. Ăn mặc cũng được bệnh nhân chú ý nhiều với mục đích thu hút sự chú ý của người khác.

Rối loạn nhân cách kịch tính thường kéo dài suốt đời, trong đó có các giai đoạn thuyên giảm hoặc nặng lên. Người ta thấy có sự phối hợp cao giữa rối loạn nhân cách kịch tính và rối loạn phân ly.

Rối loạn này được ghi ở mục F60.4 trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10F).

10. Rối loạn nhân cách phụ thuộc (0.5%)
Người bệnh Rối loạn nhân cách phụ thuộc có đặc điểm : mất khả năng đưa ra đáp ứng mà phụ thuộc vào quyết định của người khác và luôn cần sự giúp đỡ của người khác, phụ thuộc vào người khác.

Rối loạn này thường gặp ở nữ giới; tỷ lệ khoảng 2,5% dân số, hay gặp ở trẻ nhỏ tuổi.

Người bệnh thường khuyến khích hoặc cho phép người khác đảm nhận trách nhiệm trong những lĩnh vực chủ yếu của cuộc đời mình, luôn đặt nhu cầu của bản thân mình dưới nhu cầu của người khác, thường chịu ảnh hưởng của ai đó, bắt chước người ta, bị ai đó điều khiển. Người bệnh sợ phải đưa ra những đòi hỏi mặc dù những yêu cầu đó là hợp lý đối với những người mà mình phụ thuộc. Tự nhận mình là người yếu đuối, thiếu nghị lực, luôn có cảm giác sợ bị bỏ rơi, cảm giác khó chịu khi phải ở một mình và dễ thất vọng khi mối quan hệ thân thiết bị gián đoạn.

Người bệnh dễ bị lôi cuốn vào các tổ chức bị khả nghi, họ phục tùng những kẻ cầm đầu và thực hiện các ý muốn của chúng. Họ rất khiêm tốn, làm mỏi cách để không bị bỏ rơi và hoặc khỏi bị tồn tại độc lập, mất niềm tin vào năng lực bản thân và cảm thấy yên tâm khi được người khác bao bọc, che chở. Trong điều kiện được bảo vệ, họ có khả năng làm tốt công việc và các chức năng xã hội, nhưng khi không có người bảo vệ thì họ bị mất khả năng hoạt động xã hội và các công việc.

Rối loạn nhân cách phụ thuộc có mã số F60.7 trong Bảng phân loại Bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10F)

Kết luận

Tất cả chúng ta đều bị thu hút bởi những người khác nhau vì những lý do khác nhau, nhưng nếu hành vi của một ai đó có vẻ hơi "quá", hãy lắng nghe bản năng của bạn. Đảm bảo rằng bạn đã nhận thức được rủi ro và các thông tin cần thiết trước khi bắt đầu tin rằng bạn có thể thay đổi người khác cho phù hợp với nhu cầu của bạn; sự thất vọng có thể là những gì bạn sẽ tìm thấy thay vì hạnh phúc lâu dài mà bạn có thể đang tìm kiếm.

Tài liệu tham khảo
[1]. www.nimh.nih.gov
[2],[3] Hải Đường Tĩnh Nguyệt
Wikipedia & tổng hợp từ nhiều nguồn khác.
Tags

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.