Type Here to Get Search Results !

Man's Search for Meaning" (Đi tìm lẽ sống) | Viktor E. Frankl

Tôi dám chắc rằng không có gì trên đời này có thể giúp một người sinh tồn trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất một cách hiệu quả bằng việc hiểu rằng cuộc sống của mỗi người luôn có ý nghĩa.

Tác phẩm "Đi tìm lẽ sống", nơi Viktor Frankl ghi lại những trải nghiệm của anh khi là tù nhân trong các trại tập trung của Đức Quốc xã trong Thế chiến II.

Tham khảo đôi nét về tác phẩm kinh điển này.

    Dựa trên câu chuyện có thật của chính tác giả Viktor Frankl – người đã trải qua khoảng thời gian dài trong trại tập trung của Đức quốc xã trong những năm thế chiến thứ hai. Những chi tiết được miêu tả trong sách là dẫn chứng cho tội ác lịch sử của phát xít Đức, đã cướp đi hàng triệu sinh mạng của người Do Thái trong những phòng hơi ngạt và lò hỏa thiêu.

    Là những nguồn sống, sức mạnh giúp ông tồn tại. Nếu như ông chua xót khi nhắc tới những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, chấp nhận hiện tại và từ bỏ tương lai thì ông vẫn nuôi hy vọng sống mạnh mẽ, mong muốn trở về với người vợ của mình. Trong tác phẩm, thay vì tác giả giải thích câu hỏi vì sao phần lớn tù binh không trở về thì ông giúp độc giả hiểu nguyên nhân vì sao có nhiều người sống sót trong môi trường khắc nghiệt, tù binh của phát xít Đức.

    Qua “Đi tìm lẽ sống” tác giả mong muốn chúng ta có thể tìm và nhận ra được ý nghĩa cuộc sống cho chính mình. Và Frankl đã chỉ ra ý nghĩa cơ bản của đời người đó là: thành tựu trong công việc, tình yêu thương chăm sóc của những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với khó khăn gian khổ.

    Trong số nhiều bài học ý nghĩa mà cuốn sách truyền tải, Frankl nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của suy nghĩ trên hành trình tìm ra cách cửa thành công. Chúng ta không thể kiểm soát thế giới xung quanh, nhưng chúng ta có thể kiểm soát thái độ của chính mình. Một tình huống sẽ tốt lên hay xấu đi chỉ đơn giản phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận và đánh giá nó.


    Thông tin về sách

    Tên tiếng Anh: Man's Search for Meaning
    Tác giả: Viktor Frankl (1905-1997)
    Xuất bản lần đầu tiên: 1946
    Số trang: 200
    Biên dịch viên: Ilse Lasch
    Các thể loại: Tiểu sử, Tự truyện, Tự sự cá nhân

    Tên tiếng Việt: Đi tìm lẽ sống
    Tên Nhà Cung Cấp : FIRST NEWS
    Xuất bản: NXB Tổng Hợp TPHCM
    Năm: 2018
    Trọng lượng: 250gr
    Kích thước: 14.5 x 20.5
    Số trang: 224

    Trích dẫn hay từ sách

    • ❝Người ta có thể lấy đi của một người mọi thứ, chỉ trừ một điều: sự tự do❞
    • ❝Không phải cơn đau về thể xác khiến tôi cảm thấy bị tổn thương❞
    • ❝Đừng nhắm vào thành công❞ – vì các em càng nhắm vào nó, và muốn đạt tới nó, thì các em càng dễ trượt qua nó. Vì thành công, cũng giống như hạnh phúc, không thể tìm kiếm mà có; nó phải tự sản sinh ra, và chỉ có thể xuất hiện khi một người cống hiến hết mình, hoặc sống vì người khác hơn là vì bản thân mình. Hạnh phúc sẽ đến, và thành công cũng sẽ xuất hiện: các em phải để nó diễn ra bằng cách đừng quan tâm đến nó. Tôi muốn các em lắng nghe những gì mà lương tâm của các em ra lệnh phải làm và tiếp tục thực hiện hết mình. Và các em sẽ thấy rằng về lâu dài – tôi nhấn mạnh là về lâu dài – thành công sẽ đến với các em bởi vì các em đã quên nghĩ về nó!”.
    • ❝Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả❞, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa.
    • ❝Khi chúng ta không còn khả năng thay đổi hoàn cảnh❞ – như mắc phải căn bệnh nan y, chẳng hạn ung thư giai đoạn cuối – nghĩa là chúng ta đang được thử thách để thay đổi chính mình.
    • ❝Khóc cũng chẳng có gì đáng xấu hổ❞, bởi vì nước mắt sẽ là chứng nhân cho thấy con người rất mạnh mẽ, mạnh mẽ để chịu đựng như thế nào.
    • ❝Sự căng thẳng giữa những gì mà một người đã hoàn thành với những điều mà người đó vẫn còn phải hoàn thành❞, hoặc khoảng trống giữa con người hiện tại của người đó với con người mà họ muốn trở thành.
    • Sự căng thẳng đó là điều vốn có trong con người và cũng là điều không thể thiếu đối với một tinh thần khỏe mạnh. Vì vậy, chúng ta không nên ngần ngại trong việc thách thức con người bằng những mục đích sống thật ý nghĩa mà người đó có thể thực hiện.
    • ❝Những khả năng chỉ có ở con người chẳng hạn như sự lạc quan bẩm sinh, sự hài hước❞, tâm lý tách rời, những giây phút trầm ngâm ngắn ngủi, sự tự do bên trong, và sự quyết tâm không gục ngã hoặc tự tử.
    • ❝Mối quan tâm của con người không phải là để đạt được sự sung sướng❞ hoặc né tránh khổ đau mà là nhìn thấy được ý nghĩa của đời mình.
    • ❝Hãy sống như thể bạn đang được sống lần thứ hai❞ và đang sắp phạm phải sai lầm như đã từng phạm phải lần đầu tiên.
    • ❝Một người càng quên đi bản thân mình – bằng cách cho mình một lý do để phụng sự hoặc chọn cách sống vì một người mà mình thương yêu❞ – thì người đó cũng có nhiều nhân tính và càng phát triển bản thân hơn.
    • Sự tự trưởng thành không phải là một mục tiêu có thể đạt được dễ dàng, bởi một lý do đơn giản là một người càng phấn đấu để đạt được điều gì đó thì người ấy càng bỏ mất nó. Nói cách khác, sự trưởng thành chỉ có thể là một sản phẩm được tạo ra từ việc vượt lên cái tôi cá nhân hạn hẹp.
    • ❝Con người đi tìm ý nghĩa cuộc sống có thể gây ra căng thẳng nội tâm hơn là cân bằng trạng thái tâm lý nội tâm❞. Tuy nhiên, sự căng thẳng đó là một điều không thể thiếu về mặt sức khoẻ tinh thần.
    • ❝Cách một người chấp nhận số phận và những đau khổ của mình, cách một người dám vượt qua những thử thách đó đem lại cho người ấy nhiều cơ hội❞ để hiểu được ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
    • Người đó có thể giữ được lòng dũng cảm, tự trọng và bao dung. Hoặc trong lúc đấu tranh sinh tồn, người đó có thể quên đi phẩm giá của mình và trở nên không khác gì một con thú. Ở đây ẩn chứa cơ hội mà một người có thể tận dụng hoặc bỏ qua để nắm giữ các giá trị đạo đức mà nghịch cảnh đem lại. Và điều này quyết định việc người đó có xứng đáng với nỗi đau khổ của mình hay không.
    • Câu nói của Nietzsche: ❝Người nào có lý do để sống thì có thể tồn tại trong mọi nghịch cảnh❞.
    • ❝Con người không đơn giản tồn tại❞ mà họ còn luôn quyết định mục đích tồn tại của mình và quyết định cả về con người mà họ muốn trở thành.
    • ❝Câu chuyện về một thiếu nữ mà tôi đã chứng kiến cái chết của cô trong trại tập trung❞. Đấy là một câu chuyện rất bình thường. Có rất ít điều để kể và nghe có vẻ như thể tôi bịa ra nó, nhưng đối với tôi nó giống như một bài thơ. Cô gái trẻ biết rằng mình sẽ từ biệt cõi đời trong một vài ngày tới. Nhưng khi tôi nói chuyện với cô, cô rất vui.
    • Tôi biết ơn vì số phận đã nghiệt ngã với mình”, cô nói.
    • “Trong cuộc sống trước kia của mình, tôi chẳng là gì và không đạt được sự trưởng thành đáng kể nào cả”.
    • Chỉ tay qua phía cửa sổ của trạm xe, cô nói: “Cái cây này là người bạn duy nhất của tôi lúc cô đơn”.
    • ❝Một người không nên tìm kiếm ý nghĩa trừu tượng về cuộc sống❞. Mỗi người đều đảm nhận một công việc, vai trò cụ thể trong cuộc sống. Vì vậy, không ai có thể thay thế người đó cũng như cuộc đời của người đó cũng không thể lặp lại. Vì vậy, nhiệm vụ của một người là duy nhất, và cơ hội mà người ấy thực hiện nhiệm vụ đó cũng là duy nhất.
    • ❝Khoái cảm là một cảm xúc cần được duy trì❞, dù chỉ là một “sản phẩm phụ” và dần bị xóa mờ sau khi con người dần đạt được mục đích của mình.
    • ❝Tình yêu là cách duy nhất để thấu hiểu đến tận cùng một con người❞. Không ai có thể nhận thức đầy đủ về bản chất của một con người trừ khi đã đem lòng yêu thương người ấy. Bằng tình yêu, một người có thể nhìn thấy những phẩm chất và đặc tính cần thiết ở người mình yêu thương; và hơn nữa, người ấy còn nhìn thấy được những năng lực tiềm ẩn của bản thân – những năng lực tuy chưa phát triển hết nhưng cần phải được phát triển. Hơn nữa, bằng tình yêu của mình, người đó có thể khiến cho người mình yêu thương nhận ra những tiềm năng ở họ. Bằng cách nhận ra mình có thể là người thế nào và mình sẽ trở thành người ra sao, người đó sẽ biến những tiềm năng ấy thành sự thật.
    • ❝Một ý nghĩ loé lên trong tôi: lần đầu tiên trong đời tôi đã nhìn thấy chân lý mà loài người từ bao đời nay đã ca tụng❞ qua những vần thơ, cũng là chân lý tối thượng của các bậc học giả, rằng: Tình yêu là mục đích cuối cùng và là mục đích cao cả nhất của nhân loại. Rồi tôi hiểu được ý nghĩa huyền diệu nhất trong các vần thơ, tư tưởng và niềm tin của nhân loại truyền lại: Linh hồn của con người chỉ có thể tìm thấy sự cứu rỗi thông qua tình yêu và trong tình yêu. Tôi hiểu được làm sao mà một người không còn gì trên thế gian này vẫn biết thế nào là hạnh phúc dù chỉ thông qua, đắm chìm trong suy nghĩ về người mình yêu thương. Trong lúc cảm thấy cô độc, khi không thể làm gì tích cực, khi điều duy nhất một người có thể làm là nhẫn nại chịu đựng thì nỗi nhớ về những người yêu thương là niềm hạnh phúc duy nhất của các tù nhân. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thể hiểu được ý nghĩa của câu nói: “Các thiên thần chìm đắm trong suy tư bất tận về một chiến thắng xa xôi”.

    Đánh giá về Đi tìm lẽ sống

    Có hai phần chính của cuốn sách, phần đầu tiên kể về những trải nghiệm của Frankl trong các trại tập trung và phần thứ hai nói ngắn gọn về lý thuyết trị liệu của mình và cách người ta có thể áp dụng nó vào cuộc sống của chính mình.

    Tiêu đề của cuốn sách nói tất cả mọi thứ về những gì tôi đã cố gắng làm và những gì tôi hiện đang làm. Và khi đọc nó, tôi đã suy nghĩ rất kỹ về những điều trong cuộc sống mang lại ý nghĩa và cách tôi có thể phát triển và mang lại cho cuộc sống nhiều ý nghĩa hơn.

    Cuốn sách đã khiến tôi mở mang tầm mắt và tôi khuyên mọi người nên đọc nó; vì tôi biết, rất nhiều cuốn sách sẽ không thể mang lại tác động đầy đủ như nó mang lại.

    “Đây đúng là một trong những cuốn sách kinh điển của thời đại”. - Harold S. Kushner

    Frankl bắt đầu các phần chính của cuốn sách bằng lời nói đầu, nơi anh chạm vào lý do tại sao anh viết cuốn sách và ban đầu anh muốn xuất bản nó một cách ẩn danh như thế nào để mang lại cho anh không tiếng tăm. Chỉ khi nhận được sự động viên từ bạn bè mà ông đưa ra cái tên cho quyển sách của mình.

    Frankl nói rằng cuốn sách này không phải là về những nỗi kinh hoàng hay sự áp bức đến tột cùng mà là về hàng triệu tù nhân thông thường, sự hy sinh và tâm lý của họ. Có ba giai đoạn phản ứng tinh thần của tù nhân đối với cuộc sống trại: giai đoạn sau khi anh ta nhập trại, giai đoạn anh ta làm quen và quen với cuộc sống trong trại và giai đoạn sau khi anh ta được giải thoát. Ông bao quát từng điều này trong suốt phần một, từ đó đưa ra các ví dụ về từng quan điểm và từ những gì ông quan sát.

    Nửa đầu cuốn sách kể về những năm tháng tác giả sống tại “địa ngục trần gian. Đó chính là trại giam Đức quốc xã. Một nơi quá đỗi kinh khủng, điều kiện ăn ở thiếu thốn, bị cầm tù,bị bắt lao động khổ sai, bị đánh đập, bị coi không bằng con vật... Những điều mà người sống ở thời hoà bình và hiện đại chỉ biết được chút ít qua sách báo và phim ảnh, chứ khó tả hết mức độ khủng khiếp đó bằng lời. Ai thần kinh yếu, cũng đừng sợ đọc thử, bởi tác giả không tả nhiều cảnh rùng rợn mà tập trung vào tâm trạng của những người không may bị giam ở đó. Họ sẽ cảm giác thấy gì? sợ hãi-đau khổ-tuyệt vọng? Đúng hết,mà ko chỉ có thế. Hoá ra con người trong những điều kiện sống khắc nghiệt nhất sẽ tự hình thành các phản ứng tâm lý bảo vệ và thích nghi. Và họ sẽ nản chí, chai sạn rồi buông xuôi theo dòng đời hay mạnh mẽ và lạc quan vào tương lai, hoá ra lại phụ thuộc vào họ chứ không phải do ngoại cảnh.

    Mình ấn tượng đoạn “người ta có thể lấy đi của một người mọi thứ, chỉ trừ một điều: sự Tự do- tự do trong việc lựa chọn thái độ sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và sự tự do lựa chọn hướng đi của mình”, “Chúng ta không thể quyết định số phận sẽ mang tới điều gì,nhưng hoàn toàn kiểm soát được phản ứng của mình trước nó”. Họ sống trong hoàn cảnh sống không bằng chết như vậy mà làm được, những rắc rối phiền muộn của mình đem so, bỗng thấy nhỏ bé và dễ dàng hơn quá nhiều.

    Thông thường vào phút cuối, người ta sợ những tình huống tồi tệ nhất sẽ đến với họ (thường thấy trong các tử tù ngay trước khi bị xử tử). Và, hầu hết tất cả mọi người, bao gồm cả tác giả, tất cả đều hy vọng rằng mọi thứ sẽ ổn. Tôi cũng đã cảm thấy một cái gì đó giống như điều này khi tôi chuẩn bị cho một ca phẫu thuật. Tôi tin rằng điều này xuất phát từ sự lạc quan mà mọi người đều gặp phải, và đó là cách người ta cố gắng tự bảo vệ mình. Đây là một cách để chống lại cảm giác 'nó không thể xảy ra với tôi'.

    Có triết lí, có khó khăn đau khổ, có vui mừng khôn xiết, cảm xúc và suy ngẫm của một người tù do thái, một bác sĩ tâm lí học, ông đã và đang đi tìm lẽ sống cho bản thân, cho cả mỗi người đọc.

    Ông không nói nhiều về những tội ác nơi trại giam của ông, như ông nói, sự khủng khiếp của chúng đã được giao giảng quá nhiều rồi, đơn giản mỗi người đọc có thể thấy rằng: ông đã rất may mắn để có thể sống sót nơi địa ngục trần gian ấy.

    Chuỗi những ngày tăm tối đó, ông không chỉ sống để tồn tại, ông đã sống để sống, ông vẫn hằng ngày trị liệu tâm lí cho bản thân, cho cả những bạn tù của mình, tự mình đúc rút ra những suy nghĩ rất riêng về tâm lý người tù nơi đây, sau khi được giải thoát, ông vẫn tiếp tục trị liệu tâm lí cho họ.

    Giọng văn trầm ổn, đôi khi như bông đùa, những tháng ngày khó quyên đó được ông miêu tả giản dị như vậy. Đây là tiền đề để ông phát triển liệu pháp trị liệu của ông: Liệu Pháp Ý Nghĩa.

    Nửa sau hơi khó đọc một chút, bởi toàn là các khái niệm, yếu tố, học thuyết tâm lý mà tác giả rút ra sau thời gian dài quan sát, trải nghiệm. Người thường sau quãng đời ấy hẳn còn rút ra được nhiều điều nữa là, tác giả-một tiến sỹ-bác sỹ tâm lý xuất sắc. Sẽ có nhiều điều tự thấy mình trong đó, sẽ có nhiều điều ngộ ra. Chả thế mà đây là cuốn sách được đánh giá là truyền cảm hứng cho hàng ngàn người trong suốt một thế kỷ qua, lọt Top 10 cuốn sách làm thay đổi cuộc đời do Thư viện Quốc Hội Mỹ khảo sát năm 1991.

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét
    Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
    * Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.