Vào tháng 05 2017, công ty Harris Insights & Analytics đã thực hiện một khảo sát người tiêu dùng toàn cầu để hiểu hơn về tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với người tiêu dùng và tác động của nó đến quyết định mua hàng. Có 7.365 cuộc phỏng vấn đã được thực hiện tại Mỹ, Anh, Đức, Ý, Mexico và Trung Quốc (với khoảng 1.000 cuộc phỏng vấn tại mỗi quốc gia). Kết quả khảo sát cho thấy 86% người tiêu dùng toàn cầu quan tâm đến phát triển bền vững. Con số này đang gia tăng vì 57% người tiêu dùng cho rằng hiện tại họ quan tâm nhiều hơn về phát triển bền vững so với thời gian trước đây.
Người tiêu dùng quan tâm nhất đến sự bền vững trong thực phẩm, hàng gia dụng và phương tiện đi lại, 61% quan tâm đến yếu tố bền vững khi mua quần áo, và hai phần ba sẽ dành nhiều công sức hơn để tìm quần áo có gắn nhãn thân thiện với môi trường. Người tiêu dùng cho biết họ quan tâm đến phát triển bền vững bởi vì họ muốn hỗ trợ những công ty đang làm việc đúng đắn (38%) và sẵn sàng chống lại những công ty không đối xử công bằng với nhân viên (35%) hoặc không sử dụng các phương thức sản xuất bền vững (33%). Do đó, việc các thương hiệu và nhãn hàng đảm bảo một hình ảnh tốt về phát triển bền vững đối với người tiêu dùng là rất quan trọng.
Bạn có thấy sự bền vững là một xu hướng không?
Sự bền vững không phải là mới đối với chúng ta; chúng ta đã muốn bền vững ngay từ khi bắt đầu. Nó là không thể thiếu cho sản phẩm và mô hình kinh doanh của chúng ta. Tầm nhìn và vai trò của chúng ta luôn là một phần của giải pháp chứ không phải giải quyết các vấn đề.
Source: CCI |
Để sản xuất bền vững có thể rất tốn kém đối với nhiều thương hiệu và bạn đã làm việc với các nguồn và nhà máy tốt nhất có thể. Đó thực sự là chi phí có giá trị cho sự nỗ lực?
Tính bền vững không phải là một bản nâng cấp, mà là không thể thiếu đối với sản phẩm. Xem tính bền vững như một bản nâng cấp sẽ không bao giờ khả thi, bởi vì nó không tốt và cũng không chắc mang đến cho doanh nghiệp của bạn tính bền vững. Nó có nghĩa là bạn đã bắt đầu với một ý tưởng đã rất thiếu sót từ khi bắt đầu. Đối với chúng ta, một kỳ vọng vào bản nâng cấp không phải là một bổ sung hay bổ trợ, đó là vấn đề về cách chúng tôi làm mọi thứ, những lựa chọn chúng ta đưa ra và thực tế là chúng ta thỏa hiệp về chất lượng, dù biết nó sẽ sớm được thay đổi; nhưng là bao giờ?. Sự thích nghi và phát triển là tốt, song nó cần một tinh thần không thỏa hiệp với sản phẩm kém chất lượng. Do đó, chúng ta phải xác định và cải thiện bất cứ điều gì cần phải tốt hơn.
Luôn cần một quyết định cải thiện tính bền vững?
Nó gần như không bao giờ là một cái gì đó hào nhoáng, những quyết định bao giờ cũng rất khó khăn. Nhưng nó thực sự rất cần thiết; đặc biệt trong tình hình "khủng hoảng" về chất lượng sản xuất như hiện nay. Phải chăng chúng ta, những nhà doanh nghiệp nên thay đổi nhãn mác được làm từ 100% polyester tái chế. Đó là một bước tượng trưng nhỏ. Làm thế nào để tái chế các sản phẩm dệt may để chúng có thể phân hủy sinh học? V.v...
Kinh nghiệm nói với chúng ta rằng, khó mà tin và phân biệt nhà máy tốt, nhà máy xấu. Nhưng chúng ta tin vào giáo dục và sự lắng nghe từ các ông chủ và cơ quan liên quan. Thực tế đã chứng minh các cuộc thanh tra, kiểm toán đều cho kết quả vô nghĩa. Nó thực sự không giúp gì và đảm bảo gì cho tính bền vững. Tính bền vững không phải là vấn đề chỉ tồn tại trong các phòng họp. Nó là vấn đề của ý thức và nỗ lực thực hành dài lâu.
Sự sang trọng và xa xỉ có đảm bảo về tính bền vững?
Những sản phẩm đắt tiền không có nghĩa là người lao động có việc làm tốt và sản phẩm được sản xuất liên quan đến môi trường. Đó là một bí mật của các ông chủ. Và bí mật đó cần được đem ra ánh sáng. Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc chúng ta cần sự minh bạch về việc sản phẩm được sản xuất ở đâu và bởi ai. Mánh lới dùng nhân công giá rẻ, giảm phúc lợi của người làm công, gây ô nhiễm - hủy hoại môi trường để sản xuất và xuất cảng để đảm bảo giá cạnh tranh của người Trung Quốc đã dần trở nên vô hiệu trước hàng rào thuế quan của chính phủ Mỹ. Phải chăng Trung Quốc được xem là phát triển bền vững? Điều gì khiến bạn tin vào tính bền vững của bức tranh kinh tế và sự phát triển bền vững của họ?
Gần đây, chính phủ Anh đã ban hành các hướng dẫn công nghiệp lịch sử để chống ô nhiễm và bất công gây ra bởi ngành sản xuất quần áo trên toàn thế giới. Trong cuộc trò chuyện về hậu quả của động thái này, Birger lưu ý rằng sự bền vững thực sự trong ngành thời trang là khi các thương hiệu kết hợp các giá trị của họ vào DNA của họ. Người tiêu dùng ngày nay ngày càng quan tâm không chỉ về sự tiện lợi của trải nghiệm mua sắm. Các thương hiệu muốn đảm bảo uy tín và vị thế vững chắc trên thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của họ phải tránh tác động đến môi trường và xã hội. Tính bền vững đơn giản chỉ là cách thức mà chúng ta làm mọi việc.