Type Here to Get Search Results !

Những gì chúng ta đang mất đi từng ngày

Xin chào, tôi là Alius. Người sẽ kể cho bạn về những điều tốt đẹp đang xa dần chúng ta từng ngày. Tôi không hy vọng sau khi đọc bài viết này sẽ làm bạn bi quan và đánh mất niềm tin của mình cho những gì dù hiện hữu hay không trước mắt bạn. Bạn có quan tâm?

Đó là Thói quen đọc sách, Thư tay, Gửi bưu thiếp, Văn hóa truyền thống, Hòa bình, ... thậm chí là không khí trong lành mà chúng ta đang hít thở.

Hòa Bình

Tôi nhớ lại lịch sử La mã cổ đại. Vào thời điểm 200 năm trước công nguyên, dân La Mã không sinh sản nữa. Người Latin khi đó như một dân tộc dần diệt vong, đã bắt đầu sự thay thế dân tộc, tôn giáo và văn hóa người bản xứ. Nhìn lại thế giới của hôm nay, câu chuyện ấy lại tái diễn và lặp y như kịch bản của người Latin ngày ấy. Châu Âu (và một phần nước Nga) hiện nay cũng đang diễn ra tiến trình tương tự: thay thế dân tộc và tôn giáo người bản xứ. Không cần tôi đưa ra câu trả lời, ai cũng biết đáp án, thủ phạm chính đó chính là Chiến Tranh.

Chiến tranh là gì? Đó không chỉ là áp đặt cho đối phương ý chí của mình, buộc họ làm gì cần phải làm. Đó còn là khả năng sử dụng nguồn lực của họ, lãnh thổ của họ và nhân dân họ phục vụ lợi ích của mình.

Và cũng để đáp ứng lợi ích của mình, chiến tranh là việc loại bỏ người dân của đối phương, thay thế bằng người dân mình. Để đạt được mục tiêu này, nói chung chẳng cần phải chiến đấu: chỉ cần đưa vào sử dụng chiến lược những phương pháp gián tiếp.

Loại hình chiến tranh kiểu mới này được phát minh bởi ai tôi cũng không biết nữa. Nhưng những gì nó gây ra chẳng bút mực nào diễn tả. Cái đất nước nhỏ bé hình chữ S - Việt Nam trong 2 nghìn năm dựng nước, đã ngốn hết gần 1000 năm bị đô hộ và đồng hóa bởi giặc Tàu. May mắn lắm dân mới yên ổn được vài trăm năm thì mấy ông tây lại nhảy vào. Sơ sơ cũng mất 100 năm dân Việt mới lại được hưởng cái gọi là Tự do và Độc lập.

Đồng hóa, thay thế văn hóa bản ngữ là những điều những kẻ gây ra chiến tranh và xâm lược thường dùng. Nếu phải kể tên kẻ thù nào là đáng ghét nhất với Việt tộc, thì chính là thằng Tàu. Không chỉ người Việt, mà giờ đây, người người trên toàn thế giới cũng chẳng ưa gì dân Hán này. Theo hiểu biết của tôi thì nó thâm hiểm hơn cả cái từ "thâm hiểm", và ác hơn cả chữ ác".

Đừng bảo tôi quy đồng cho hơn 1,4 tỷ dân, khi bạn biết và tiếp tay cho chế độ để thôn tính nước khác, thì bạn cũng đồng lòng và đồng tội. Nếu ai đó thích xem phim cổ trang Trung Quốc thì phim nó nham hiểm thế nào thì con người thực nó cũng thế thôi. Bạn thử tìm xem phim Việt có phim nào có trình độ nham hiểm cỡ đó không, không có đâu, vì người Việt khó có ai đủ trình độ và khả năng để viết được những kịch bản đạt độ thâm sâu trong tư duy như vậy. Ngược lại, người Việt thích vui vẻ, thích hòa bình nên phần lớn các sản phẩm nghệ thuật đều lấy nước non, sơn thủy, tình người và những điều dí dỏm để thể hiện trên màn ảnh.

Tưởng chừng như những điều tồi tệ đó đã kết thúc khi mà dân trí nhân loại đã bước sang trang mới, với cái gọi là Toàn cầu hóa. Đáng tiếc, trước lợi ích và âm mưu bành trướng, hòa bình trở thành một cái gì đó xa xỉ để nhường chỗ cho cái gọi là mộng bá quyền và lợi ích dân tộc.

Tôi đang nói đến khái niệm về "thế chiến thứ 3 đang diễn ra". Khi mà nền văn minh của chúng ta đang bại trận từng ngày trong cuộc chiến này. Hòa bình mà chúng ta "tưởng" chỉ còn là "bức tranh đẹp đẽ" được phô trương trong ánh nhìn của con người, trong khi đằng sau nó là những chi chít các đường nét lộn xộn, chằng chịt lên nhau.

Không khí trong lành

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), “92% dân số thế giới đang sống ở những nơi không đạt tiêu chuẩn về chất lượng không khí” và đã có 3 triệu người chết yểu do ô nhiễm không khí trên toàn thế giới vào năm 2012. Và đây là những con số biết nói chứng minh cho điều đó:

- 1. 000. 000 chim biển, 100. 000 thú biển và rùa biển bị chết do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic.

- 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ, việc thay đổi nhiệt độ sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và sau đó làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

- 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm.

- 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ 1m/ năm

Ở đâu ta cũng dễ dàng nhận thấy dấu hiệu của sự ô nhiễm môi trường: từ những biến đổi của khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổn thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực tím,...

Khi không khí bị ô nhiễm, nó kéo theo những tác động rất lớn đến các hệ sinh thái, thời tiết và hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng khác. Khi đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu không thể canh tác là hai ảnh hưởng chủ yếu của quá trình hoang mạc hóa. Tình trạng này đang đe dọa cuộc sống của gần 1 tỉ người trên Trái Đất. Châu Phi có thể chỉ nuôi được 25% dân số vào năm 2025 nếu tốc độ hoang mạc hóa ở lục địa đen tiếp tục như hiện nay.

Những dấu hiệu cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm môi trường toàn cầu xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi trên toàn thế giới. Chúng ta đều hiểu rằng, chính loài người chúng ta sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên - những ảnh hưởng tiêu cực tác động đến sự sống hôm nay và mai sau.

Sản phẩm văn hóa

Nhìn vào thị hiếu của con người hiện nay, chúng ta tự hỏi mình đang cổ võ và khuyến khích cho điều gì? Đâu mới là giá trị mà chúng ta cần và khuyến khích phát huy? Không cần đến cái gọi là tội ác đến tàn bạo như khi vua nhà Minh quyết diệt tộc Việt ta, đốt sách và các sản phẩm văn hóa của ta, mà chính những gì chúng ta đang ưu ái, thiên vị đã-đang giết chết những sản phẩm văn hóa. Điều đó chẳng khác nào chúng ta đang bôi nhọ chính mình và tạo cơ hội cho trào lưu "giết chết" các sản phẩm văn hóa.

Xem một video có thể đem lại cho bạn chút vui vẻ, nhưng tự hỏi, niềm vui ấy được bao lâu? Bạn có biết, những sản phẩm văn hóa có tự bao đời đang mỗi ngày lây lất sống qua ngày và chờ bị khai tử không?

Chúng ta đều hiểu, mọi thứ để làm ra thì rất khó, nhưng phá bỏ và dọn dẹp thì rất nhanh gọn. Nói đến đây tôi lại thấy thèm khát cái tinh thần "khuyến đọc" từ người Nhật. Chúng ta dễ dàng đọc và hiểu Tại sao người Nhật thích đọc sách? nhưng khi cầm sách chúng ta lại dễ dàng gạt bỏ sang một bên. Thật là đáng mỉa mai!

Tôi cảm thấy lo ngại cho các sản phẩm văn hóa hơn bao giờ hết ở cái thời đại tưởng chừng như cái gì cũng "thông minh" này. Nhưng con người thì không.


Lối sống lành mạnh

Chúng ta gọi một thanh niên mất khả năng kiểm soát hành vi là gì? Thần kinh ư? Điên ư? Ồ, không đâu. Chúng ta có từ mới rồi: Ngáo đá. Bạn có thấy buồn cười không? Đó là những gì mà con em chúng ta đang dành thời gian và giết chết cuộc đời mình khi chơi đá. Họ thể hiện mình qua các hình xăm trổ, điên cuồng trong các vũ trường, sàn nhảy và họ cho đó mới là đẳng cấp dân chơi.

Ở khía cạnh sắc dục, trào lưu "hội đồng" trở nên trò yêu thích của giới trẻ. Mại dâm thì thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ giá trị của những người con gái, phụ nữ bị "mất giá" như hiện nay. Đặc biệt là ở những quốc gia công nhận ngành nghề này cách hợp pháp. Ngay cả đến triều đại tưởng chừng như đáng kính như Vatican cũng là hang ổ của các vụ bê bối tính dục thì những nơi khác còn khủng khiếp đến thế nào. Ở Thái Lan, Nhật Bản, tính dục được xem là ngành kinh tế hái ra tiền, và thực tế nó đã nộp cho nhà nước rất nhiều thuế.

Máu cờ bạc, cá cược là điều bất kỳ đâu chúng ta cũng thấy. Nó len lỏi vào từng con đường, góc phó, con hẻm. Chỉ cần bạn muốn cá cược, không khó để tìm một người môi giới.

Một thời đại thường được đánh giá bởi những gì nhìn qua giới trẻ. Nhưng giới trẻ về bản chất là nổi loạn để khẳng định mình. Cùng với các tiến bộ cả về chất và lượng của các thiết bị công nghệ, sự tiếp tay mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông xã hội, giới trẻ ngày nay càng có lý do để đưa ra những lý do hợp lý để chống lại "việc cấm đoán" và những lễ-nghĩa đã được định hình từ lâu. Chúng ta đều biết, những gì căn bản nhất đối với một con người đều từ 10 điều răn trong Kinh Thánh: Thảo kính cha mẹ, không giết người, không trôm cướp, không tà dâm,...

Tuy việc nổi loạn của giới trẻ không thể làm suy yếu hay lật đổ một chế độ, xóa sổ một quốc gia, những người nổi loạn đã phá hủy văn hóa và lối sống lành mạnh ngay từ bản chất khi bác bỏ, phủ nhận vấn đề đạo đức trong tính dục. Và đức hạnh chỉ còn là sự giáo điều, bác bỏ và để ngoài tai.

Ở châu Âu, quyền được sống bị phá hoại bởi khủng bố. Ở các quốc gia độc tài, quyền phản biện và tự do chính kiến bị xâm hại. Và ở đâu, kể cả internet, quyền cá nhân cũng không được bảo vệ.

Cho đến bao giờ giới trẻ biết và hiểu được những gì mình làm có tác động không nhỏ đến tương lai của mình, xã hội mình sống và tương lai của đất nước mình thì khi đó, may ra giá trị sống thực sự mới được cứu vãn.

Gía trị sống

Facebook là một phần của công nghệ, nó trở thành “một loại thức ăn” không thể thiếu trong khẩu phần sống của con người hiện nay. Không chỉ là thế hệ thanh niên, giới trẻ mà những người lớn tuổi, bậc cha chú cũng đang hết sức “quan tâm” vào nó, hơn là quan tâm vào những cuộc trò chuyện như trước đây. Những phút giây vui vẻ, sum vầy bên gia đình, những lời tán gấu đã thực sự vơi dần, khi giờ đây ở nơi đâu ta cũng bắt gặp hình ảnh con người chỉ “cắm mặt” vào điện thoại. Những cuộc họp lớp đầy nhạt nhẽo, những bữa cơm và ngày chủ nhật đầy thờ ơ khi có mặt của điện thoại. Tưởng chừng như những chiếc màn hình đó vô hại, mang đến nhiều tiện ích ấy lại đang lấy đi rất nhiều giá trị sống của mỗi người chúng ta.

Những tác hại thực sự do những chiếc màn hình gây ra thế nào, đến nay vẫn chưa thể đo lường được. Nhưng chắc chắn, đến một lúc nào đó, con người sẽ có lúc phải thốt lên: "Làm thế nào để sống mà không có những chiếc màn hình".

Tình trạng mất phương hướng

Khi còn đi học, lộ trình của chúng ta tựa như những con đường quốc lộ đã được vạch sẵn một cách khá rõ ràng và giống nhau, chỉ việc đi thẳng. Cùng cắp sách đến trường, mục tiêu của chúng ta khi ấy chỉ vỏn vẹn xoay quanh từ "học".

Vì thế, định nghĩa về thành công cũng khá đơn giản. Đứa nào học giỏi hơn, đồng nghĩa đứa đó thành công hơn. Sau bao năm, cái quan niệm đó vẫn không có gì mới lạ hơn, thậm chí còn bị áp đặt cách nặng nề hơn.

Thế nhưng càng lớn lên, chúng ta càng cảm thấy tương lai phía trước như một màn sương hết sức mù mịt. Kết thúc con đường quốc lộ, chúng ta buộc phải rẽ. Nhưng ở đời là vậy, càng có nhiều sự lựa chọn, bạn càng cảm thấy băn khoăn về quyết định của mình.

Bạn bị rối không phải vì không có, mà vì có quá nhiều đường để đi. Đứng trước vô vàn ngả rẽ với sau lưng là quá nhiều kỳ vọng từ bản thân, gia đình lẫn xã hội, và nhan nhản trên mạng hằng ngày là những tấm gương tỷ phú thành đạt chia sẻ về con đường của mình, bạn cảm thấy chúng thật hào nhoáng, bạn bị áp lực phải chọn ra một đường để đi đến thành công.

Thậm chí đó phải là con đường ngắn nhất. Những con đường tắt dẫn đến những thành công.

Thế nhưng, cũng giống như câu nói quen thuộc của chú mèo Cheshire trong câu chuyện "Alice lạc vào xứ sở thần tiên" khi nghe Alice hỏi đường nhưng lại không biết mình muốn đến đâu:

"Đi đường nào thì cũng như nhau thôi", khi không biết định nghĩa "thành công" trong mình là gì, rồi ta sẽ chỉ như một chú cừu ngơ ngác đứng ở ngã ba đường, lòng muốn thành công nhưng lại mất phương hướng giữa quá nhiều ngã rẽ khác nhau.

Thế giới quay càng nhanh, dòng người càng hối hả, chúng ta càng có nhiều lo lắng lẫn sự thỏa hiệp. Và chúng ta sợ sai lầm. Trên hết, chúng ta sợ phải nhận cái mác "thất bại" từ người khác. Tảng đá mang tên "áp lực thành công" đã và đang từng ngày đè nặng lên rất nhiều đôi vai trẻ, chỉ vì họ đang chạy đua theo quan niệm của người khác, chứ không phải định nghĩa riêng của mình.


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.