Đã có nhiều bài viết về việc màn hình ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào (bao gồm cả tôi), cho rằng màn hình rất phổ biến và chúng ta đang dành rất nhiều thời gian cho nó. Điều quan trọng là phải hiểu tác động của chúng đối với chúng ta. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em và thanh thiếu niên, những người đang ngày càng gắn bó với thiết bị của mình. Việc khuyên răn, đấu tranh để giảm thời gian nhìn vào màn hình cũng không phải là điều dễ dàng.
Trong lịch sử khoa học công nghệ, người ta khó có thể tìm ra loại thiết bị nào làm thay đổi cách chúng ta giao tiếp, xã hội hóa, tìm kiếm thông tin và giải trí sâu-rộng trong một khoảng thời gian ngắn cho bằng chiếc điện thoại thông minh, kể từ khi nó ra đời. Và cách mà những chiếc màn hình ảnh hưởng đến mỗi chúng ta vẫn còn là vấn đề được các chuyên gia tranh luận giữa lợi và hại.
Màn hình có gây hại cho chúng ta không?
Một số nhà nghiên cứu, nhà tâm lý học và chuyên gia nuôi dạy con cái đã viết dài dòng về nhiều mối nguy hiểm của điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội. Những người này bao gồm Tiến sĩ Jean Twenge (với bài viết của cô "Điện thoại thông minh đã phá hủy một thế hệ?" và cuốn sách của cô ấy, iGen ), Tiến sĩ Sherry Turkle (giáo sư MIT và tác giả của Alone Together) và Tiến sĩ Nicholas Kardara (với bài viết trên NY Post của mình, Đó là ' anh hùng kỹ thuật số': Làm thế nào màn hình biến trẻ em thành những kẻ nghiện và cuốn sách của anh ấy, Glow Kids). Bạn có thể nhìn thấy hoặc nghe nói về bộ phim tài liệu Screenagers, trong đó nêu chi tiết nhiều mối nguy hiểm của màn hình. Nó vượt ra ngoài phạm vi của blog này để cung cấp một cái nhìn, nhưng đã có khá nhiều nghiên cứu trong đó các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những tác động tiêu cực khác nhau của việc sử dụng màn hình.Đọc thêm: Truyền thông xã hội : Tương lai nào cho chúng ta
Tuy nhiên, theo tuyên bố mới đây của tổ chức Scientific American (SciAm - là một tạp chí khoa học nổi tiếng của Mỹ. Nhiều nhà khoa học nổi tiếng, bao gồm cả Albert Einstein, đã từng góp phần vào các bài viết của SciAm trong 170 năm qua. SciAm là tạp chí hàng tháng lâu đời nhất tại Hoa Kỳ ( phát hành liên tục mỗi tháng kể từ năm 1921) cho rằng, nhiều người lớn cũng như cả trẻ em, nếu ngồi quá gần với TV thì đều không gặp phải bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe. Quan điểm không tốt về việc xem TV xuất phát từ những năm 1960, khi công ty General Electric bán ra một số sản phẩm TV màu, nó bị báo cáo là đã phát ra quá nhiều bức xạ, cao gấp 100.000 lần so với ngưỡng an toàn. GE đã nhanh chóng thu hồi và sửa chữa các TV bị lỗi, nhưng sự kỳ thị vẫn còn nán lại cho đến ngày nay.
Nhưng lượng bức xạ điện tử đã không còn là một vấn đề đối với các loại TV sản xuất sau năm 1968 (bao gồm cả các loại TV màn hình LCD và màn hình phẳng plasma hiện nay), vậy điều gì có thể gây hại cho mắt con người ? Tiến sĩ Lee Duffner (thuộc Viện nghiên cứu Mắt ở Mỹ), đã khẳng định rằng ngồi gần màn hình TV “sẽ không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho đôi mắt của bạn”. Ông nói thêm, tuy nhiên, nếu duy trì khoảng cách ngồi quá gần hoặc ở 1 góc quá hẹp so với TV trong 1 thời gian dài chắc chắn có thể gây nhức mắt và làm toàn thân mệt mỏi. Cách giải quyết những mệt mỏi này khá đơn giản, bạn chỉ việc tắt TV đi, đánh một giấc ngủ say, đôi mắt bạn sẽ nhanh chóng trở lại bình thường vào ngày hôm sau.
Những cuộc tranh luận
Các cuộc tranh luận về tác động của thời gian nhìn màn hình thực sự được đặt ra dưới một vấn đề rộng lớn hơn trong các ngành khoa học xã hội. Chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của một cuộc cách mạng khoa học xã hội, phần lớn những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết là "đúng" trong tâm lý học thì trái lại là chưa hẳn.Những nỗ lực để mở rộng nhiều nghiên cứu mang tính bước ngoặt đã thất bại. Một số trong những nguyên do có thể là do sự thiên vị và chủ quan từ phía các nhà nghiên cứu. Trong khi các yếu tố góp phần gây ra tác hại thực sự của màn hình lại rất đa dạng. Các cuộc tranh luận đến nay vẫn chưa có hồi kết để có thể đưa ra các chỉ dẫn đúng đắn nhất.
Chúng ta nên làm gì?
Nếu bạn là cha mẹ, chúng ta không thể giải thích cho sự cấm đoán bằng những thông điệp như: "Con không được xem TV, máy tính, điện thoại lâu như thế/ Đừng có cãi" - những thông điệp mang tính áp đặt như vậy thường thất bại và không hiệu quả. Điều làm cho phụ huynh lo lắng hơn khi nhìn thấy những đứa trẻ của mình dán mắt vào những chiếc màn hình, thức khuya với các thiết bị và tránh giao tiếp, các hoạt động xã hội vì chúng thích những chiếc màn hình hơn.Trong cuộc sống, hiếm khi có câu trả lời đơn giản cho những câu hỏi phức tạp như "Trẻ em bị ảnh hưởng bởi màn hình như thế nào?" và "Tôi nên làm gì với tư cách là cha mẹ để chúng bớt thời gian dành cho màn hình". Lý lẽ duy nhất mà chúng ta có thể nói với những đứa trẻ là, "cái gì quá thì đều không tốt". Mặc dù lý giải như vậy với chúng chưa thực sự thỏa đáng, nhưng cũng là lời nhắc nhở dành cho những đứa trẻ. Rằng chúng có thể làm gì tùy thích, nhưng đừng có "quá".
Những chiếc màn hình đang ảnh hưởng đến mọi người theo nhiều cách khác nhau - một số tốt, một số xấu và có lẽ phần lớn việc sử dụng của chúng ta là khá lành tính hoặc không gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Tác hại "thực sự" do màn hình gây ra
Như đã phân tích vật lý ở trên, tác hại thực sự không ở những chiếc màn hình. Điều nghiêm trọng nhất, là vì chúng ta dành thời gian nhiều cho những chiếc màn hình mà quên đi các nhu cầu cơ bản hàng ngày, gây ra các vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến tinh thần và lối sống thiếu lành mạnh của mình.Đó là những gì tôi tin là tác hại thực sự do những chiếc màn hình gây ra. Để khỏe mạnh và hạnh phúc, chúng ta cần đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Những nhu cầu này không thay đổi nhiều trong hàng ngàn (có thể hàng chục ngàn) năm. Chúng bao gồm nhu cầu ngủ, hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh và giao tiếp xã hội cá nhân. Khi những nhu cầu này không được đáp ứng, chúng ta sẽ gặp phải những kết quả tiêu cực như các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cuộc sống hiện đại và những đòi hỏi của xã hội đang cuốn chúng ta vào lối sống ngày dài nhưng đêm lại không ngủ bao nhiêu. Nếu một ngày chúng ta chỉ ngủ 6/8 giờ (yêu cầu) thì việc thiếu ngủ kinh niên này sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề. Con người chúng ta đều giỏi thích nghi, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó.
Các tin tức chúng ta theo dõi hàng ngày về những trường hợp béo phì, phải nhập viện vì thiếu ngủ và làm việc quá sức, hay chơi game quên ăn quên ngủ,... gióng lên một hồi chuông báo động về tình trạng lạm dụng những chiếc màn hình quá tải. Tình trạng nổ pin dẫn đến thương vong cũng ngày một tăng.
Những điều đó nói với chúng ta rằng, sinh lý của chúng ta chẳng thể nào thay đổi nhanh như công nghệ. Chúng ta càng không thể tiến hóa đủ nhanh để bù đắp những thói quen ăn uống thiếu kiểm soát này. Thực phẩm hàng ngày của chúng ta ăn đang có sự dịch chuyển lớn từ rau-củ-quả sang những thức ăn chiên, thức ăn nhanh, nhiều đường và chất béo. Thêm vào đó, phải kể đến thời gian vận động cũng ngày một ít hơn. Chúng ta đặt quá nhiều niềm tin vào máy móc, GYM và các chương trình cải thiện sức khỏe. Cộng với nguồn không khí đang ngày càng bị ô nhiễm hơn đang tác động không nhỏ đến đời sống của con người trên hành tinh này.
Điều chúng ta nên biết và phải luôn nhớ đó là, lá phổi của chúng ta cần bơm không khí sạch, hít thở sâu để trao đổi và dung nạp dưỡng khí tự nhiên chứ không phải chúng ta khỏe là nhờ vận động với máy móc và hít thở trong những phòng tập máy lạnh. Có thể các phòng tập mang lại nhiều tiền và những con số thống kê khủng cho ngành công nghiệp đó, nhưng đừng hy vọng nó giúp bạn khỏe hơn. Nó chỉ như liều thuốc an thần ru ngủ bạn với những điểm mù mà bạn cứ ngỡ là vi diệu.
Nếu bạn nhận ra mình và người thân đang dành quá nhiều thời gian cho những chiếc màn hình thì thật là điều đáng mừng. Nhưng liệu bạn có biết cách để bản thân và họ biết đâu là điểm dừng và bao lâu là thời gian hợp lý dành cho những chiếc màn hình kia? Trong cái thời đại mà mọi thứ không biết đâu là thật-giả, mọi thông tin dễ dàng bị làm cho méo mó(theo hướng có lợi cho nhóm lợi ích) trước khi công bố ra công chúng, thì bản thân mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất định để có thể chống chọi lại với những luồng thông tin sai lệch đó. Đó là chưa kể đến vấn đề sao chép và nhân rộng những thông tin sai lệch đó.
Tác hại "thực sự" mà các nhà nghiên cứu chưa đo lường được
Khi bạn đọc bài viết này, tôi mừng vì bạn đang nghiêm túc quan tâm đến những đứa con của mình, về cách mà chúng gắn bó với những thiết bị của mình. Là cha của 2 đứa bé, hơn bao giờ hết, tôi lo ngại vì chúng dành quá nhiều thời gian với những chiếc màn hình. Không ti vi thì điện thoại, không điện thoại thì ipad, nói nữa chúng lại chuyển sang Laptop. Thật khó để có thể ngăn cản chúng. Nhưng là phụ huynh, tôi buộc phải quan tâm hơn đến chúng, đặc biệt là tình trạng của chúng với những chiếc màn hình.Và đó cũng là lý do tôi quyết tâm viết bài viết này. Bởi vì, khi tôi nhìn thấy những đứa trẻ thay vì chạy nhảy vui đùa với nhau, chơi những trò chơi vận động thì chúng lại mỗi đứa một góc và cắm mặt vào những trò chơi trên những màn hình. Điều đó thật khó chịu đối với tôi. Thậm chí, việc kéo chúng ra ngoài để đi đâu đó cũng là trở ngại lớn nếu không cho chúng mang theo các thiết bị của mình. Tất cả những điều cho mở ra cho tôi một viễn cảnh, những hoạt động thường xuyên hàng ngày của chúng ta đang bị thay thế, chi phối, bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những chiếc màn hình.
Nhìn lại giá trị của chúng ta
Tôi cho rằng đó mới chính là những gì những nghiên cứu không thể nào đo lường được về tác hại do những chiếc màn hình gây ra. Đó là giá trị của chúng ta, những người lớn, là cha mẹ. Đã đến lúc chúng ta phải ngồi xuống và xem xét, đánh giá lại giá trị của mình. Giá trị thực sự của mỗi chúng ta là:- Dành thời gian chơi với con cái
- Cùng gia đình tham gia các hoạt động ngoài trời, như tưới cây, cắt cỏ, tỉa cành, trồng rau,...
- Tương tác và giao tiếp với những người xung quanh, làng xóm, họ hàng, bạn bè.
- Đọc sách báo, tạp chí để tiêu khiển
- Tạo ra các cuộc đối thoại giữa các thành viên trong gia đình thay vì ưu tiên cho việc cá nhân hóa.
- Tập trung vào công việc thay vì cứ thỉnh thoảng nhìn vào màn hình để duyệt tin, đếm like, và các thông báo đến.
- Thay vì ngồi không buồn chán, đứng dậy kiếm việc gì đó hữu ích để làm
- Trên những chuyến xe nói chuyện với người khác thay vì ôm màn hình và mặc tất cả miễn không ảnh hưởng tới mình.
- ...
Chúng ta thử xem bao nhiêu phần vai trò của chúng ta bị thay thế bởi những chiếc màn hình? Khi tôi liệt kê ra danh sách đó, trong một phút tôi nhắm mắt lại và tôi nhận ra mối đe dọa thực sự đang tiềm ẩn cũng như đang hiện hữu nơi mái ấm của mình. Dường như từ bao giờ, cứ sau bữa cơm là tôi, vợ và các con lại ai lo phận nấy khi về với góc nhỏ của mình, nơi có những chiếc màn hình đang đợi sẵn với vài thao tác đơn giản để bật lên. Trong phút chốc tôi cảm thấy như mình đang bất lực về những giá trị thực sự tôi cố gắng xây dựng bấy lâu đang có nguy cơ sụp đổ. Và tôi bắt đầu cảm thấy hoang mang trước mọi thứ, cho những gì xung quanh tôi, người thân của tôi.
Đã đến lúc chúng ta, những người làm cha mẹ cần nghiêm túc ngồi xuống và thống nhất với nhau về các giá trị thực sự cần cho con cái của mình. Tôi xin mạn phép đưa ra các giá trị đại diện cho những mong muốn của người làm cha mẹ như sau:
- Khuyến khích con đọc nhiều hơn
- Khuyến khích con tham gia chơi, vận động ngoài trời nhiều hơn
- Khuyến khích con dành nhiều thời gian trò chuyện với cha mẹ, bạn bé cách trực tiếp nhiều hơn thay vì thông qua các truyền thông xã hội.
Giải pháp nào là hợp lý
Nói một cách gián tiếp, những chiếc màn hình và truyền thông xã hội đã-đang hướng chúng ta đến một xã hội bị kiểm soát bởi những cỗ máy. Trong hiện tại, có vẻ chúng ta đang được thụ hưởng thành quả đỉnh cao của tiến bộ khoa học công nghệ. Nhưng thực chất, mỗi chúng ta đang bị chi phối và bị điều hướng theo những chiều hướng nào đó không ai biết trước được. Nhưng lại có cùng một điểm chung, đó là những chiếc màn hình, và đứng sau nó là những cỗ máy.Tôi cho rằng những con người đưa ra ý tưởng dùng những chiếc màn hình để quản lý, phân biệt, định nhân cách một người là điều ngớ ngẩn. Bởi khi các cỗ máy AI(Trí tuệ nhân tạo) được phát triển đến mức độ nào đó, tất cả chúng ta, không trừ một ai đều phải sống trong sự giám sát và quy tắc của chúng - những con robot. Điều đó nghe có vẻ như bạn đang xem một phim viễn tưởng, nhưng nghiêm túc mà nói, con người chúng ta đang tự trói mình bằng sự phục thuộc vào các cỗ máy.
Tuy các kết quả nghiên cứu vẫn chưa thực sự rõ ràng, nhưng những bản báo cáo cũng là những con số đáng để chúng ta lưu tâm. Vì vậy, chúng ta cần cẩn thận để không bị lầm lẫn, thiếu quan tâm đúng mức đến tác hại do những chiếc màn hình gây ra.
Là cha mẹ, chúng ta có nhiều giá trị mà chúng ta muốn truyền cho con cái chúng ta. Trong cuộc sống, có rất nhiều thứ chúng ta không thể đem ra định lượng và có lời giải thích rõ ràng để chứng minh sự đúng/sai hay tốt/xấu, lơi/hại. Sự khuyên bảo, răn đe là điều cần thiết. Vì chúng ta muốn con cái mình biết và hiểu được giá trị thực sự của cuộc sống, trong thực tế chứ không phải thế giới ảo mà chúng có được qua những chiếc màn hình.
Một sự hà khắc, áp đặt đối với trẻ có thể không phải là biện pháp hiệu quả và nên áp dụng. Thay vào đó là những nỗ lực để chúng hiểu được những trải nghiệm, sai lầm mới có thể mang đến cho chúng giá trị hiện hữu, giá trị sống đích thực khi có mặt trên đời. Rằng sinh mạng của chúng không phải dành phần lớn quỹ thời gian có được dành cho "cuộc sống ảo", và bị phụ thuộc bởi những chiếc màn hình.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.