Type Here to Get Search Results !

Tết Trung Thu của người Việt Nam


Theo phong tục người Việt Nam, Tết Trung thu được tổ chức vào rằm tháng tám là dịp các gia đình làm cỗ cúng gia tiên, bày mâm cỗ trái cây cúng Mặt Trăng, tặng cho nhau những lời chúc trung thu hay và ý nghĩa nhất. Trẻ em đi rước đèn Trung thu, thưởng thức bánh, kẹo trong đêm Trung thu được gọi là “phá cỗ” người lớn uống trà thưởng nguyệt.

Nguồn gốc ngày Tết Trung thu ở Việt Nam được người ta biết nhiều đến truyền thuyết của chị Hằng gắn với chú Cuội.

Đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc qúy mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể nhất. Tình cảm gia đình vì thế mà trở nên khăng khít hơn bao giờ hết. Những câu đối rằm trung thu, các câu đối trung thu ngắn cũng phổ biến về sự đoàn tụ gia đình. Trung thu là tết của tình thân.

Tên gọi


Trung thu là giữa mùa thu. Tết Trung thu được tổ chức vào Rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Từ xưa, đây được xem là ngày lành, tháng tốt để tiên đoán mùa màng và cũng là dịp Tết vui chơi của trẻ nhỏ.

Biểu tượng | Biểu trưng


Người xưa luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia ly. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết Đoàn viên.

Sự tích | Nguồn gốc Tết Trung thu

Chuyện kể, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất thích trẻ con. Nàng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng những đứa trẻ nhưng đó là điều cấm nơi tiên giới. Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi, tìm hiểu và gặp Cuội – một anh chàng chuyên nói dóc.

Cuôi bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Những chiếc bánh Hằng Nga làm theo lời Cuội bày ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon. Tin rằng lời mách bảo của Cuội sẽ giúp mình được trọng thưởng, Hằng Nga trở về cung Trăng và đem những chiếc bánh để dự thi.

Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng, sức mạnh kì lạ đã kéo cả Cuội và cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Những chiếc bánh của chị Hằng đã giành giải nhất và được Ngọc Hoàng đặt tên là “bánh Trung thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Điều ước này được Ngọc Hoàng chấp thuận. Từ đó, Ngài đặt tên cho rằm tháng Tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…

Ý nghĩa Tết Trung thu của người Việt Nam

Theo phong tục của người Việt Nam, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, người lớn thì ăn bánh và uống trà thưởng trăng sáng. Trong gia đình, mọi người cùng nhau treo những câu đối chúc trung thu, câu đối chủ đề trung thu thú vị.

Đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc qúy mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể nhất. Tình cảm gia đình vì thế mà trở nên khăng khít hơn bao giờ hết. Những câu đối rằm trung thu, các câu đối trung thu ngắn cũng phổ biến về sự đoàn tụ gia đình. Trung thu là tết của tình thân.

Mâm cỗ trung thu


Trong Tết trung thu truyền thống của Việt Nam, mâm cỗ Trung Thu được bày biện đầy đủ, gồm những loại hoa quả đặc trưng vùng miền đặc trưng của mùa thu. Trong đó không thể không kể đến quả bưởi xanh mọng nước, quả hồng đỏ và hồng ngâm rực rỡ, những trái thanh long ngọt mát, lựu, ổi, cam, mía tím, chuối tiêu, dưa hấu, quả thị thơm vàng… Mâm cỗ trung thu đẹp và ý nghĩa Mâm cỗ trung thu có những gì? Mâm cỗ trung thu ngũ quả bao gồm 5 loại khác nhau, mỗi loại quả tượng trưng cho một ước nguyện của gia chủ, thông qua tên gọi và màu sắc.

Điều đặc biệt hơn, chữ “ngũ” còn thể hiện cho ước muốn của người Việt đạt được “ngũ phúc lâm môn”: Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

Ý nghĩa của các loại quả trong mâm cỗ trung thu cũng rất thú vị. Quả hồng đỏ biểu trưng cho niềm hy vọng. Quả na mang ước nguyện lộc nở, sinh sôi. Quả bưởi tượng trưng cho điều tốt lành. Quả lựu mang tới sự ngọt ngào, may mắn. Dưa hấu, dưa vàng mang mong cầu bình an cho gia chủ.

Việc bày biện mâm cỗ trung thu truyền thống còn được xét theo văn hóa của từng vùng miền Bắc – Trung – Nam. Mỗi nơi, mâm cỗ trung thu đẹp bao gồm những loại quả đặc trưng và cách sắp xếp đặc trưng tùy vào điều kiện sống, quan điểm và phong tục của vùng đó.

Một mâm cỗ trung thu đẹp phải đạt được sự hài hòa về màu sắc, điều này tùy thuộc vào sự khéo léo của người bày biện

Bánh Trung Thu

Bánh trung thu có tên gọi trong tiếng Trung là nguyệt bính (Trung: 月餅 (Nguyệt bính)/ Yuèbǐng), tiếng Anh là moon cake, nghĩa đen là bánh mặt trăng.

Bánh trung thu là tên gọi chỉ được dùng ở Việt Nam cho loại bánh nướng có nhân ngọt thường được dùng trong dịp Tết Trung thu. Bánh trung thu thường có dạng hình tròn (đường kính khoảng 10 cm) hay hình vuông (chiều dài cạnh khoảng 7–8 cm), chiều cao khoảng 4–5 cm. Bánh trung thu có nhiều kiểu dáng là kiểu lợn mẹ với đàn con, cá chép.

Nhân bánh phong phú thường được làm từ đậu đỏ, đậu xanh, dừa hoặc bột hạt sen được bao quanh bởi lớp vỏ mỏng (2,3mm) và có thể chứa lòng đỏ từ trứng vịt muối. Riêng bánh trung thu thập cẩm thì có rất nhiều các loại loại hạt được trộn trung để làm nhân bánh.

Ý nghĩa của chiếc bánh này là tượng trưng cho May mắn, Hạnh phúc, Sức khỏe và Giàu có.

Bánh trung thu thường được ăn trong nêm nhỏ kèm theo trà.

CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TẾT TRUNG THU

Ngắm trăng

Ngày rằm tháng Tám này đúng vào thời điểm giữa ba tháng của mùa Thu, được gọi là Tết Trung Thu hay Tết tháng Tám. Vào thời kỳ này, bầu trời trong trẻo và mặt trăng rất tròn, sáng rực rỡ. Ta cảm thấy rất vui thích khi ngắm trăng trong tất cả sự mạnh mẽ và uy nghi của nó. Các nhà nho và nghệ sĩ uống rượu cúc và làm thơ ca ngợi vì tinh tú đẹp của ban đêm theo gương Đường Minh Hoàng, trị vì ở Trung Quốc vào thế kỷ VIII.

 Đêm Trung Thu, mọi người tụ họp xem trăng lên. Và tùy theo màu sắc cùng dáng vẻ của vì tinh tú này, người ta rút ra các điềm báo trước tương lai của đất nước. Nếu trăng sáng vằng vặc, sẽ có vụ bội thu. Nếu ta thấy trăng màu vàng, tằm sẽ nhả nhiều tơ.

Mặt khác, ta có thể đọc trong các sách cổ rằng khi Mặt trăng chuyển sang màu xanh hay màu lam, thì sẽ có nạn đói.

 Nếu trái lại, trăng ngả sang màu vàng, thì cả nước sẽ sống thái bình và đức hạnh. Đêm ấy, nếu ta nhận thấy một chiếc mũ phía trên Mặt trăng, thì thế gian sẽ vui vẻ.

Nhưng nếu trăng có chân, thì vua sẽ ham mê tửu sắc, hoặc vua sẽ bạo hành. Khi trong nước có mưu toan nổi loạn, hay trên thế giới có những dấu hiệu một cuộc chiến tranh sắp nổ ra, thì người ta có thể nhận thấy trăng có vuốt và có răng.

 Thói quen quan sát Mặt trăng đêm rằm tháng Tám đã tạo ra trong trí tưởng tượng dân gian cả một thế giới huyền diệu.

Trong các truyền thuyết Mặt trăng này, con cóc có một vị trí lớn. Nó gần với ếch, kêu ồm ộp mà người ta nói là làm trời đổ mưa. Mọi người nhìn thấy nó ở Mặt trăng và gọi nó là "thiềm thừ". Chính do đấy mà bản thân Mặt trăng được gọi trong thơ là Thiềm cung (Cung Con cóc).

 Một con vật khác mà ta nhận ra trên Mặt trăng nữa là con thỏ (thỏ nhà hay thỏ rừng) mà đức từ bi của đạo Phật coi như biểu tượng của con người từ thiện. Lại có người cho rằng những con thỏ này thụ thai trong khi ngắm trăng.

Vì vậy, người ta căn cứ vào ánh trăng thu sáng như thế nào để đoán thỏ sẽ đẻ nhiều hay ít con. Như vậy thỏ trở nên biểu tượng của khả năng sinh sản nhiều. Do đấy nó được gắn bó chặt chẽ với trăng và rồng.

 Mặt trăng cũng được coi là biểu tượng của khả năng sinh sản, trở thành người bảo trợ của phụ nữ và của đời sống vợ chồng. Trên Mặt trăng có cung của ông Nguyệt lão và bà Nguyệt, cả hai đều quyết định việc hôn nhân của mọi người trên Trái đất.

Rước đèn

Tại một số vùng nông thôn, những nơi mà quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được bảo tồn và trân trọng, người ta thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm trung thu. Lễ hội rước đèn có thể được phát động bởi chính quyền địa phương hoặc những nhóm thanh niên trong làng xóm. Họ phân công nhau làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn.

Múa lân, múa rồng

Đêm rằm tháng Tám, người ta long trọng rước rồng qua các phố, đi trước là những lá cờ ngũ sắc, những đèn lồng hình hoa quả, tôm cá hay những vật quý, những tấm biển sáng với hàng chữ "Hoàng Long Thịnh Thế" (mong rồng vàng làm cho cuộc sống phồn thịnh) hay "Thiên Hạ Thái Bình". Rồng đan bằng tre, phủ giấy và vải. Người ta cho nó một cái mình đầy vảy và gai màu lam hoặc xanh, một cái đuôi lởm chởm, cái đầu có râu ria rậm rạp, mắt sáng quắc liếc đi liếc lại, bốn chân lủng lẳng với móng vuốt khủng khiếp. Nó được lắp trên những chiếc sào để cho những người khiêng nó, bản thân họ ăn mặc sặc sỡ, lượn vòng để làm cho mình rồng cũng uốn lượn như rắn. Người ta làm cho nó biểu diễn và múa theo tiếng chiêng, tiếng trống trước mặt "hòn ngọc", xung quanh là mây và ánh chớp, được vác ở đầu một cái gậy tre bởi một người phủ đầy mình những tấm băng nhiều màu. Thấy nó đi qua, những nhà giàu có sung túc đốt pháo để mừng nó và để lấy khước nhờ sự có mặt của rồng. Trong đám rước, đi theo rồng là một con sư tử, chỉ có cái đầu đan bằng tre và phết giấy, nối vào đấy một tấm vải dài màu đỏ. Cái đầu này được một người nâng lên đầu, dùng hai tay lúc lắc nó giả làm một điệu múa sư tử. Một người khác cầm đầu tấm vải và múa theo động tác của người múa sư tử di chuyển khi sang phải, khi sang trái, lúc quay tròn, để tạo cho con vật có một cái mình và một cái đuôi. Những chủ nhà giàu cho treo trên bao lơn nhà mình, cách mặt đất năm sáu mét, một phong bao đỏ đựng một số tiền từ mười đến hai chục đồng bạc để thưởng cho những người múa rồng và múa sư tử giỏi. Sư tử phải trèo lên những sào tre để với lấy món tiền thưởng. Lên tới đầu cái thang tạm bợ của mình, nó phải làm động tác vờn mồi trong khi rồng múa quanh nó. Lúc nó đã giật được giải thì pháo nổ ran, sư tử nhảy xuống đất, múa trước ngôi nhà một điệu múa để cảm ơn vị chủ nhà hào hiệp, chúc ông ta thịnh vượng và có con cháu hạnh phúc. Nhưng, cũng bằng những điệu múa rồng và sư tử như vậy, người ta cầu cho cả nước những trận mưa tốt lành.

Phá cỗ

Đêm Trung Thu, cả nhà tưng bừng. Một chiếc bàn được kê giữa nhà. Chiếc bàn được biến thành một khu rộng có tường bao quanh trong đó có cung điện, vườn, đền chùa, và trong đó những cảnh sinh hoạt hoang đường và lịch sử được dựng lại với những đồ vật bằng giấy, bằng bột và quả cây - trình bày giữa vô số trứng nhuộm ngũ sắc, biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở. Các quả dừa được biến thành những con thỏ hiền lành và nhút nhát; những con sư tử và kỳ lân lởm chởm lông làm bằng quả bưởi đã bóc vỏ; các bó mía màu thẫm đẹp, biểu tượng của sự sum họp lứa đôi bền vững, những chiếc bánh dẻo và bánh nướng tiêu biểu cho Mặt trăng với đàn thỏ, con cóc hay hai con rồng cuộn quanh vì tinh tú lớn ban đêm... Phòng lớn được thắp những đèn lồng hình con cá, hình những đèn kéo quân tả những chiến trận lừng danh, những cảnh lịch sử, cảnh một vị anh hùng tiến vào một tòa thành, hay một nhà sư đang tụng kinh trước bàn thờ Phật.

Hát trống quân

Tết ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

Tục tặng quà

Tết Trung thu người ta thường tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu.

Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao. Việc tặng quà Trung thu là một thói quen phổ biến khi đời sống khá lên sau Đổi Mới, nó có thể là một hình thức tiêu cực khi giá trị món quà quá lớn.

Việc tặng quà trung thu đắt tiền là dịp "ơn nghĩa" của người lớn. Không ít người thường lợi dụng dịp này để biếu xen quà cáp nhằm mua quan bán chức. Những hộp bánh Trung thu đặc mà bên trong nhân bánh "là vàng", "là đô la" đã làm mờ mắt nhiều quan tham và biếu xén trong dịp Tết Trung thu là một lệ của những thành phần này.

Một số tục lệ khác

Ở các gia đình giàu có và danh giá, con trai và con gái không được phép hát đối tìm bạn tình đêm rằm. Tuy nhiên, những tiểu thư thuộc gia đình thượng lưu, muốn trổ tài mình trước mắt các chàng trai và các bà mẹ chồng tương lai, đều nhân dịp tết tháng Tám, cũng gọi là tết trẻ em, để đua tài bằng cách làm đủ loại đồ vật với bột giấy, hoa quả...

Tết được chuẩn bị từ hai ba tháng trước. Tất cả các cô gái trong gia đình đều bắt tay vào việc làm ra những vật tí xíu dưới sự chỉ dẫn của bà mẹ. Các cô làm những bông hoa hồng, hoa nhài, bông sen... Những cô khác làm hoa bằng giấy, bằng lụa, nhung... Những cô khác nữa gọt bằng bột nhuộm nhiều màu những con cá, tôm, tôm hùm, những con vật hoang đường và những cây hiếm có.

Tết Trung Thu cũng trở thành ngày hội lớn của tuổi trẻ, trong đó trai gái gặp gỡ nhau, hát đối đáp giữa các đám đông và dưới ánh trăng. Họ trao cho nhau quà tặng gồm quạt, vòng tay là vật làm tin. Họ cùng nhau nhai trầu, là thứ ở nước này có giá trị giao ước.

Trong các cuộc hát đối đáp đó, họ tha hồ tìm hiểu nhau. Những lời thề thốt được trao đổi trịnh trọng trước ánh trăng, rực rỡ xuất hiện uy nghi như một vị thần chứng giám. Và như vậy, ở cuộc đấu tao nhã này, nảy nở một tình yêu và những giá trị. Có trường hợp những mối dây chắc chắn ràng buộc các lứa đôi này và những đám cưới được cử hành vào ngày lành tháng tốt của mùa Xuân sau.

Những thanh niên đã hoặc sắp sửa học hành thành tài lại vui tết Trung Thu theo kiểu của họ. Đối với họ, đây là ngày tết của tương lai, ngày tết mở đầu cho các kỳ đỗ đạt sắp tới của họ.

Con cóc ba chân trên Mặt trăng trở thành con cóc vàng, kim thiềm, biểu tượng của sự đỗ đạt ở kỳ thi Hương và của việc leo lên các chức vụ cao của triều đình. Cây đa che cho chú Cuội của dân gian trở thành cây nguyệt quế có hoa nở về mùa thu và đôi khi rụng xuống mặt đất. Cái cây hiếm hoi này, với những cành nhánh oai vệ, là biểu tượng của sự đỗ đạt vinh quang.

Đêm đó, ai cũng mong muốn lên cung trăng, qua giấc mộng, bằng một chiếc thang "mây", mây đan hay mây trời, để hái một cành kỳ diệu của nó. Nếu người đó thành công, anh ta chắc chắn sẽ đỗ trong kỳ thi Đình sắp tới.

Vì thế, ở tết Trung Thu, người ta bày lên bàn dành cho trẻ con các hình trạng nguyên, tiến sĩ... của những khoa thi ngày xưa, hình bàn thờ gia tộc, các đình làng - nơi mà các vị tân khoa sẽ phải đến long trọng làm lễ khi vinh quy về làng.

Những bài hát Tết Trung thu

Chiếc đèn ông sao



Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài cán cao quá đầu.
Em cầm đèn sao em hát vang vang.
Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan!
Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh!
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.
Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh.
Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi!
Đây đèn ông sao sao năm cánh tươi vàng.
Ánh sao sáng ngời chiếu miền non ngàn.
Đây cầm đèn sao sao chiếu vô nam.
Đây ánh hoà bình đuổi xua loài xâm lăng!
Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh!
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.
Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh.
Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi!

Rước Đèn Tháng Tám



Tết Trung Thu rước đèn đi chơi,
em rước đèn đi khắp phố phường.
Lòng vui sướng với đèn trong tay.
Em múa ca trong ánh trăng rằm.
Đèn kéo quân với đèn cá trắm,
đèn thiên nga với đèn bươm bướm.
Em rước đèn này đến cung trăng.
Đèn xanh lơ với đèn tím tím,
đèn xanh lam với đèn trắng trắng.
Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu.

Source:

* Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, in trên Tạp chí Đông Dương (Indochine, Hebdomadaire Illustré), số 108, 24.7.1942, ĐỖ TRỌNG QUANG dịch. Trích từ cuốn "Hội hè lễ Tết của người Việt" (NXB Thế giới, 2017)


Tags

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.