Có một thứ công lý không nằm trong tay con người, đó là Thiên lý. Có một thứ nhà tù không ở mặt đất, là địa ngục.
Trong bức thư gửi một nhà xuất bản tại Berlin ngày 3 tháng 11 năm 1927 liên quan đến tuyên bố về chủ đề án tử hình, Einstein nói:
Tôi tin chắc rằng việc bãi bỏ án tử hình là đáng mong muốn. Lý do:
Không chỉ tính đến trường hợp có sai sót (là điều hoàn toàn có thể xảy ra) trong việc tuyên án tử hình một người vô tội, Einstein còn nghĩ đến người phải ra tay làm việc đó, cũng không khác gì bắt một người đi giết một người khác.
Einstein quay trở lại đề tài này trong một bức thư để ngày 4 tháng 11 năm 1931, để trả lời một bức thư từ một thanh niên đang băn khoăn ở Praha. Đây là một đoạn trích:
“Bạn hỏi tôi nghĩ thế nào về chiến tranh và về án tử hình. Câu hỏi sau đơn giản hơn. Tôi không ủng hộ sự trừng phạt này một chút nào, mà ủng hộ các biện pháp nhằm phụng sự xã hội và bảo vệ nó. Về nguyên tắc, trong ý nghĩa này tôi có thể không phản đối việc giết những cá nhân không ra gì hoặc nguy hiểm. Tôi chống lại án từ hình chỉ vì tôi không tin vào con người, nghĩa là các tòa án. Ở cuộc sống, tôi coi trọng chất lượng hơn là số lượng; cũng như trong Tự nhiên những nguyên lý tổng quát thể hiện một thực tại cao hơn một sự vật đơn lẻ.”
Phật gia giảng rằng: Làm việc gì cũng nghĩ cho người khác trước. Einstein dẫu không phải là một Phật tử nhưng ông tin vào “những nguyên lý tổng quát của Tự nhiên". Những nguyên lý tổng quát của Tự nhiên đó chính là Luật Nhân quả, Thiên Lý.
Tại sao tôn giáo cho rằng tự sát là có tội? Bởi vì sinh mệnh con người là do Thần sinh ra. Đường đời mỗi người đều có sự an bài chu toàn. Tự sát chính là làm loạn sự an bài trên Thiên thượng. Tôn giáo cho rằng tự sát, huỷ đi sinh mệnh để hòng giải thoát khỏi khổ đau không những là cách làm vô ích mà còn là đại tội.
Cổ nhân có giảng: Thân nhân nan đắc. Tu trăm năm mới được thân người. Được thân người rồi phải biết quý tiếc.
Sinh mệnh con người là trân quý nhất. Ở vào địa vị phán xét định đoạt số mệnh của một người thì cần có lương tâm cao quý, phần lương tri đó chính là do Thần ban cho con người, để biết thế nào là lẽ phải, thế nào là đúng sai. Nơi thế gian con người, có luật pháp là phù hợp ở trạng thái điều kiện sinh tồn của con người, nhưng đừng quên rằng sinh mệnh con người là do Thần tạo ra. Chẳng phải biểu tượng công lý chính là một vị Thần? Bởi vì Thần không có tư tâm như con người. Lấy hình ảnh vị Thần làm biểu tượng công lý chính là để nhắc nhở con người thực thi pháp luật phải không được mang theo tư tâm.
Người đại diện thực thi công lý là nơi nhân dân gửi gắm niềm tin vào sự công bằng, lẽ phải và sự thật, nếu công tâm vị tha (vì người), thì người đời cũng tâm phục khẩu phục và trân trọng. Einstein nhà bác học lỗi lạc, người phản đối án tử hình, đã dành cho Thẩm phán Toà án Tối cao Louis D Brandeis sự kính trọng cao nhất:
“Tiến bộ thực sự của nhân loại dựa vào lương tâm của những con người như Brandeis nhiều hơn là vào những bộ óc sáng tạo.”
Vào giữa những năm Trinh Quán, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã tổ chức một cuộc tuyển chọn nhân tài quy mô lớn. Do tiếng tăm của hoạt động này quá lớn, liền có người muốn đục nước béo cò. Thái Tông nghe nói có người làm giả chức vị quan và lý lịch cá nhân, bèn lệnh cho họ phải tự thú. Ông còn cảnh cáo rằng, nếu không tự thú thì một khi điều tra ra sẽ bị xử tử hình.
Đường Thái Tông và thiếu khanh Đại Lý Tự (một cơ quan chuyên thẩm tra các vụ án) phải điều tra rất lâu mới bắt được một người làm giả lý lịch nhưng không tự thú. Đường Thái Tông giao lại cho Đại Lý Tự xử lý. Đại Lý Tự chiểu theo hình luật và xử người này phải chịu tội lưu đày.
Thái Tông nghe xong chuyện này vô cùng tức giận, cho rằng phán quyết của Đại Lý Tự đã khiến mình thất tín với thiên hạ. Hoàng đế đã triệu quan thiếu khanh của Đại Lý Tự là Đái Trụ tới chất vấn: “Khanh lẽ ra nên biết rằng trong chiếu thư ban đầu mà trẫm ban ra, có nói rằng những người không tự thú sẽ bị xử tử. Bây giờ khanh lại xử y đi lưu đày, điều này chẳng phải thể hiện rằng ta nói lời mà không giữ lời hay sao?”.
Đái Trụ nghiêng mình kính cẩn thưa: “Nếu lúc đó bệ hạ giết y thì là chuyện của bệ hạ. Nhưng bây giờ ngài đã giao cho Đại Lý Tự xử lý rồi, thì thần không thể vi phạm pháp luật”. Thái Tông nói: “Vậy khanh tự mình tuân thủ pháp luật quốc gia để mặc ta thất tín với người trong thiên hạ sao?”.
Đái Trụ thưa: “Pháp luật là sự đảm bảo cho quốc gia, là lấy uy tín với thiên hạ, nên uy tín của thiên hạ mới là uy tín lớn nhất. Lời của ngài chỉ là lời nói ra dựa vào cảm xúc hỉ nộ nhất thời. Bệ hạ nhất thời tức giận muốn giết y. Nhưng sau này biết rằng không thể làm vậy, mới đưa y cho Đại Lý Tự xét xử theo luật. Đây chính là bệ hạ đã nhẫn được cái phẫn nộ nhỏ mà giữ gìn được uy tín lớn. Thần nghĩ rằng cách làm của bệ hạ vô cùng đáng quý, do đó rất đáng trân trọng”.
Thái Tông sực tỉnh, nói: “Khanh đã có thể không ngại mất lòng trẫm mà chỉ ra chỗ sai, sửa lại cho trẫm, trẫm thực vô cùng cảm kích”. Thế là hoàng đế đã thay đổi chủ ý ban đầu, đồng ý với phán quyết của Đại Lý Tự.
Đường Thái Tông có thể thẳng thắn nhận sai trước mặt quần thần, tu sửa điều không đúng, giữ nghiêm pháp luật, làm gương cho quần thần. Bởi vậy, ông mới trở thành hoàng đế tài ba, thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường, để lại tiếng thơm muôn đời.
Trong bức thư gửi một nhà xuất bản tại Berlin ngày 3 tháng 11 năm 1927 liên quan đến tuyên bố về chủ đề án tử hình, Einstein nói:
Tôi tin chắc rằng việc bãi bỏ án tử hình là đáng mong muốn. Lý do:
- Không thể sửa chữa trong trường hợp có sai lầm của Tòa án xét xử.
- Ảnh hưởng tinh thần bất lợi của việc thi hành án tử hình dù là trực tiếp hay gián tiếp đến những người phải làm việc này.
Không chỉ tính đến trường hợp có sai sót (là điều hoàn toàn có thể xảy ra) trong việc tuyên án tử hình một người vô tội, Einstein còn nghĩ đến người phải ra tay làm việc đó, cũng không khác gì bắt một người đi giết một người khác.
Einstein quay trở lại đề tài này trong một bức thư để ngày 4 tháng 11 năm 1931, để trả lời một bức thư từ một thanh niên đang băn khoăn ở Praha. Đây là một đoạn trích:
Photo AP |
Phật gia giảng rằng: Làm việc gì cũng nghĩ cho người khác trước. Einstein dẫu không phải là một Phật tử nhưng ông tin vào “những nguyên lý tổng quát của Tự nhiên". Những nguyên lý tổng quát của Tự nhiên đó chính là Luật Nhân quả, Thiên Lý.
Tại sao tôn giáo cho rằng tự sát là có tội? Bởi vì sinh mệnh con người là do Thần sinh ra. Đường đời mỗi người đều có sự an bài chu toàn. Tự sát chính là làm loạn sự an bài trên Thiên thượng. Tôn giáo cho rằng tự sát, huỷ đi sinh mệnh để hòng giải thoát khỏi khổ đau không những là cách làm vô ích mà còn là đại tội.
Cổ nhân có giảng: Thân nhân nan đắc. Tu trăm năm mới được thân người. Được thân người rồi phải biết quý tiếc.
Sinh mệnh con người là trân quý nhất. Ở vào địa vị phán xét định đoạt số mệnh của một người thì cần có lương tâm cao quý, phần lương tri đó chính là do Thần ban cho con người, để biết thế nào là lẽ phải, thế nào là đúng sai. Nơi thế gian con người, có luật pháp là phù hợp ở trạng thái điều kiện sinh tồn của con người, nhưng đừng quên rằng sinh mệnh con người là do Thần tạo ra. Chẳng phải biểu tượng công lý chính là một vị Thần? Bởi vì Thần không có tư tâm như con người. Lấy hình ảnh vị Thần làm biểu tượng công lý chính là để nhắc nhở con người thực thi pháp luật phải không được mang theo tư tâm.
Người đại diện thực thi công lý là nơi nhân dân gửi gắm niềm tin vào sự công bằng, lẽ phải và sự thật, nếu công tâm vị tha (vì người), thì người đời cũng tâm phục khẩu phục và trân trọng. Einstein nhà bác học lỗi lạc, người phản đối án tử hình, đã dành cho Thẩm phán Toà án Tối cao Louis D Brandeis sự kính trọng cao nhất:
“Tiến bộ thực sự của nhân loại dựa vào lương tâm của những con người như Brandeis nhiều hơn là vào những bộ óc sáng tạo.”
Pháp luật là sự đảm bảo cho quốc gia, là lấy uy tín với thiên hạ, nên uy tín của thiên hạ mới là uy tín lớn nhất
Vào giữa những năm Trinh Quán, Đường Thái Tông Lý Thế Dân đã tổ chức một cuộc tuyển chọn nhân tài quy mô lớn. Do tiếng tăm của hoạt động này quá lớn, liền có người muốn đục nước béo cò. Thái Tông nghe nói có người làm giả chức vị quan và lý lịch cá nhân, bèn lệnh cho họ phải tự thú. Ông còn cảnh cáo rằng, nếu không tự thú thì một khi điều tra ra sẽ bị xử tử hình.
Đường Thái Tông và thiếu khanh Đại Lý Tự (một cơ quan chuyên thẩm tra các vụ án) phải điều tra rất lâu mới bắt được một người làm giả lý lịch nhưng không tự thú. Đường Thái Tông giao lại cho Đại Lý Tự xử lý. Đại Lý Tự chiểu theo hình luật và xử người này phải chịu tội lưu đày.
Thái Tông nghe xong chuyện này vô cùng tức giận, cho rằng phán quyết của Đại Lý Tự đã khiến mình thất tín với thiên hạ. Hoàng đế đã triệu quan thiếu khanh của Đại Lý Tự là Đái Trụ tới chất vấn: “Khanh lẽ ra nên biết rằng trong chiếu thư ban đầu mà trẫm ban ra, có nói rằng những người không tự thú sẽ bị xử tử. Bây giờ khanh lại xử y đi lưu đày, điều này chẳng phải thể hiện rằng ta nói lời mà không giữ lời hay sao?”.
Đái Trụ nghiêng mình kính cẩn thưa: “Nếu lúc đó bệ hạ giết y thì là chuyện của bệ hạ. Nhưng bây giờ ngài đã giao cho Đại Lý Tự xử lý rồi, thì thần không thể vi phạm pháp luật”. Thái Tông nói: “Vậy khanh tự mình tuân thủ pháp luật quốc gia để mặc ta thất tín với người trong thiên hạ sao?”.
Đái Trụ thưa: “Pháp luật là sự đảm bảo cho quốc gia, là lấy uy tín với thiên hạ, nên uy tín của thiên hạ mới là uy tín lớn nhất. Lời của ngài chỉ là lời nói ra dựa vào cảm xúc hỉ nộ nhất thời. Bệ hạ nhất thời tức giận muốn giết y. Nhưng sau này biết rằng không thể làm vậy, mới đưa y cho Đại Lý Tự xét xử theo luật. Đây chính là bệ hạ đã nhẫn được cái phẫn nộ nhỏ mà giữ gìn được uy tín lớn. Thần nghĩ rằng cách làm của bệ hạ vô cùng đáng quý, do đó rất đáng trân trọng”.
Thái Tông sực tỉnh, nói: “Khanh đã có thể không ngại mất lòng trẫm mà chỉ ra chỗ sai, sửa lại cho trẫm, trẫm thực vô cùng cảm kích”. Thế là hoàng đế đã thay đổi chủ ý ban đầu, đồng ý với phán quyết của Đại Lý Tự.
Đường Thái Tông có thể thẳng thắn nhận sai trước mặt quần thần, tu sửa điều không đúng, giữ nghiêm pháp luật, làm gương cho quần thần. Bởi vậy, ông mới trở thành hoàng đế tài ba, thiết lập sự cường thịnh của Đại Đường, để lại tiếng thơm muôn đời.
Trích nguồn https://www.ntdvn.com/van-hoa/einstein-toi-chong-lai-an-tu-hinh-chi-vi-toi-khong-tin-vao-con-nguoi-nghia-la-cac-toa-an-36269.html
[headerImage]