Thước đo sự thành công không phải là làm được bao nhiêu công việc, mà là làm ra bao nhiêu thành quả. Nếu làm không ra thành quả, thì chỉ là uổng công.
Nhà bảo tàng học Pháp là ông Faboer đã từng làm một cuộc nghiên cứu thú vị về loài sâu róm. Công trình nghiên cứu của ông ta có tên là: Sâu róm tuần du (dạo chơi).
Ông Faboer đặt một nhóm những con sâu róm lên mép một chiếc chậu hoa lớn, làm cho đầu đuôi của chúng nối liền với nhau, xếp thành một cái vòng tròn. Những con sâu róm đó đã bắt đầu bò, nhưng nếu những con sâu róm đó muốn ăn được thức ăn thì phải giải tán đội ngũ của chúng, không thể tiến lên theo kiểu con nọ nối đuôi con kia.
Ông Faboer dự đoán, những con sâu róm này sẽ nhanh chóng kết thúc kiểu bò vô dụng này, mà quay về hướng thức ăn, thế nhưng sâu róm lại không làm như thế. Những con sâu róm đó đã bò quanh mép chậu hoa suốt 7 ngày 7 đêm, cho đến khi chết đói mới thôi.
Những con sâu róm đó đã tuân thủ tập quán, tiền lệ, kinh nghiệm trước kia của chúng, tuy làm việc rất vất vả, nhưng chẳng đạt được thành quả nào. Nhiều người làm việc không thành công cũng gần giống như những con sâu róm này. Họ tự cho rằng bận rộn chính là thành tích, bản thân sự làm việc chính là thành công. Những người làm việc không thành công thường đã lẫn lộn giữa bản thân công việc với thành quả của công việc. Họ cho rằng công việc nhiều, nhất là công việc gian khổ, thì nhất định sẽ đem đến thành công. Nhưng không phải bất kỳ công việc hoạt động nào cũng có thể đảm bảo thành công.
Xác định rõ mục tiêu làm việc sẽ giúp cho chúng ta tránh được phát sinh những trường hợp tương tự đó. nếu bạn đã vạch kế hoạch mục tiêu làm việc, lại định kỳ kiểm tra tiến độ cônng việc, thì tất nhiên bạn sẽ chuyển trọng điểm từ bản thân công việc sang kết quả công việc, chứ không phải chỉ đơn thuần dùng công việc để lấp hết thời gian mỗi ngày. Dựa vào thành quả có thể làm ra được để thực hiện mục tiêu, có như vậy mới có thể thành công.
7 lưu ý về kế hoạch để làm việc hiệu quả
1. Lên danh sách những việc cần làm trong: ngày, tuần, tháng, năm.
Danh sách những công việc cần làm này cần ghi cụ thể ra giấy cho từng khoảng thời gian : ngày, tuần, tháng, năm. Bạn nên thường xuyên theo dõi thời gian biểu này và xoá đi những công việc đã thực hiện. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào thực tế, các kế hoạch này cũng có thể thay đổi linh hoạt: bổ sung hoặc lược bỏ một số việc. Ví dụ: hôm nay bạn không phải đi chợ, nấu ăn vì bạn phải tới thăm một người bạn ốm. Bạn cần thích nghi với sự thay đổi này.
2. Việc cấp bách, quan trọng làm trước.
Sau khi liệt kê những công việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất định, bạn nên cân nhắc, sắp xếp những công việc đó theo thứ tự cấp bách, quan trọng thì làm trước. Và nếu có thể, bạn nên gộp vài việc lại với nhau để cùng giải quyết. Ví dụ: bạn dự định trong tuần sẽ sửa lại nhà bếp, nhổ chiếc răng đau và có một bữa ăn cho cả nhà. Tất nhiên, đến bác sĩ nhổ chiếc răng đau là việc cần làm trước tiên. Việc sửa sang lại nhà bếp, bạn nên tiến hành vào những ngày nghỉ cuối tuần. Và chiều chủ nhật, cả nhà bạn có một bữa ăn chung la hợp lý.
3. Tập trung làm việc
Khi nào làm bất cứ chuyện gì, bạn nên tập trung vào việc đó. Sự tập trung sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Nói như vậy không có nghĩa là bạn chỉ biết mỗi một việc đang làm, mà bạn còn phải để mắt tới các việc khác nữa, nếu có thể thì kết hợp làm nhiều việc trong cùng một thời gian. Ví dụ: nếu như đang soạn thảo một công văn, mà trong đầu bạn lại đang lởn vởn nghĩ về cuộc cãi nhau với bạn gái tối hôm qua, thì bạn phải mất đến gần cả buổi mới hoàn thành nó thay vì chỉ mất nửa giờ nếu như bạn tập trung.
4. Việc hôm nay chớ để ngày mai
Bạn nên cố gắng làm xong việc đã có trong kế hoạch của từng ngày. Điều đó sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, hứng khởi để bước sang ngày mới. Nếu trong ngày mọi việc không được giải quyết thì sẽ gây ùn tắc. Những việc đó nếu làm về sau sẽ khó hơn hoặc không thể thực hiện. Những người thành đạt luôn tuân thủ nguyên tắc này một cách triệ để.
5. Tạo tâm trạng hứng khởi khi làm việc
Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của bạn khi làm việc. Vì vậy phải tạo cho bạn một tâm trạng thoải mái, hứng khởi khi làm việc, nó sẽ làm cho bạn say mê làm việc và quên hết mệt mỏi. Nếu bạn coi công việc là một thứ nghĩa vụ và chỉ thực hiện bằng trách nhiệm, nó sẽ tạo cho bạn tâm lý nặng nề khi làm việc. Và như thế, công việc dù dễ cũng trở thành khó, còn việc khó sẽ là một việc không thể làm được.
6. Mỗi ngày lợi được một giờ
Bạn cần tạo cho mình thói quen sống ngăn nắp. Điều này sẽ làm cho bạn tiết kiệm được thời gian, sức lực khi làm việc. Bạn đừng cho việc này là nhỏ, vì chỉ cần tìm một tài liệu mà bạn đã bỏ ở đâu đó trong một đống tài liệu mà bạn đang có, bạn đã mất khoảng 10 phút. Nó không chỉ tốn thời gian, sức lực mà còn gây cho bạn sự bực bội, phân tán tư tưởng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nếu sống ngăn nắp, gọn gàng, mỗi ngày bạn có thể tiết kiệm được 1 giờ làm việc. Thời gian tiết kiệm đó bạn có thể dành để làm những việc mình yêu thích như: đọc sách, chơi thể thao, đi dạo… bạn sẽ thấy thoải mái, khoẻ khoắn hơn và có một thể trạng tốt để làm việc ngày hôm nay.
7. Có thể lực tốt
Muốn làm việc có hiệu quả, trước tiên bạn phải có một thể lực tốt. Bạn cần tập thể dục, ăn ngủ điều độ, bền bỉ, tránh làm việc quá sức. Không chỉ công việc phổ thông sử dụng cơ bắp, mà công việc đòi hỏi nhiều chất xám cũng cần bạn có một thể lực tốt. Điều này càng cần khi nhịp sống công nghiệp hiện nay đòi hỏi người lao động phải làm việc với một cường độ cao.
Nếu bạn thực hiện theo 7 nguyên tắc, bạn sẽ là người thành công!
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.