Type Here to Get Search Results !

Lan Thanh Đạm - Coelogyne pandurata


Xuất xứ

Thanh Đạm Tuyết Ngọc là một cây đặc hữu của Việt Nam, thường mọc ở Đà Lạt, Nha Trang và Quảng Trị, trên cao độ khoảng 1300 m. Wilhelm Micholitz đã tìm thấy ở ngọn núi Langbian, gần Đà Lạt và gửi về cho Sander và người con tại St. Albans, Anh quốc. Cây lan này nở hoa và đoạt giải nhất của Hòang gia (FCC/RHS) vào năm 1905. Frederick Sander đặt tên Coelogyne moorena để vinh danh F. W. Moore, Giám đốc vườn thảo mộc Glasnevin tại Dublin. Robert Rolfe là người đã mô tả cây lan này trên thông tri của viện thảo mộc Kew, Anh quốc vào năm 1907 với tên Coelogyne mooreana 'Brockhurst'. Điều lạ lùng nhất là cây lan đẹp và dễ trồng như vậy mà mãi đến năm 1972 nguyệt san Orchid của Hội Hoa Lan Hoa Kỳ và tờ Orchid Digest mới có hình ảnh của cây lan này.

Nguồn gốc tên gọi

Coelogyne eberhardtii Gagnep, 1930.
Tên Việt Nam: Lan thanh đạm 
Tên Latin: Coelogyne eberhardtii 
Họ: Phong lan Orchidaceae 
Bộ: Phong lan Orchidales 
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh 


Đặc điểm

Lan sống phụ sinh, thân hành giả hình trụ, đầu mang 2 lá có phiến hình thuôn mác ngược, thót nhọn ở đầu, thót dài ở gốc, dài 12 - 16cm, rộng 2,5cm, mang 5 gân dọc. Cụm hoa có cuống dài 2cm, chỉ mang một hoa to màu trắng, với các vân vằn nâu. Các lá đài huình thuôn, dài 4,6 - 4,8cm, rộng 1,3cm, có 7 gân vườn hợp. 

Cánh hoa hình giải, dài 4,7cm, rộng 0,5cm, có 5 gân đầu nhọn. Cánh môi hình trứng thuôn, dài 4cm, rộng 2,5cm, chia 3 thùy, 2 thùy bên không xòe ra, hơi hình trứng, có đầu tròn, phần tự do dài 8mm, rộng 7mm, thùy giữa hình trứng có đầu tròn, hơi thót lại ở gốc, mặt trên cánh môi có nhiều nhú xếp thành 3 dải. Trụ dài 2cm. Bầu dài 2cm.

Sinh học: Mùa hoa và qủa chưa thấy rõ.
Nơi sống và sinh thái: Sống bám trên thân và cành thông hay một số cây gỗ khác trong rừng thường xanh mưa mùa ẩm, ở độ cao khoảng 1400 - 2000 m.
Phân bố: Loài đặc hữu rất hẹp của Việt Nam, mới chỉ gặp được ở điểm lấy mẫu chuẩn thuộc tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt, Lạc Dương: núi Langbian, Đơn Dương).
Giá trị: Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo. Hoato khá đẹp. Có thể trồng làm cảnh.
Tình trạng: Loài hiếm. Mức độ đe dọa: Bậc R.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Là đối tượng bảo vệ trong thiên nhiên của khu rừng cấm trên núi Langbian và quanh Đà Lạt. Cần gấp rút thu thập cây sống đem về trồng trong vườn thực vật để giữ và nhân giống.

Giống/ Loài

Trong danh mục Lan Rừng Việt Nam, chúng tôi đã liệt kê ra 29 cây theo các tài liệu sách vở cũ. Nhưng theo bản danh sách số 4 của CITES năm 2006, có vài sự khác biệt. Danh mục này đã được các khoa học gia danh tiếng trên thế giới kiểm nhận lại tuy có một vài thay đổi, nhưng vẫn còn là 29 cây như sau:

• Coelogyne assamica Linden & Rachb. f.
• Coelogyne brachchyptera Rachb. f.
• Coelogyne calcicola Kerr.
• Coelogyne cristata Lindl. (Không mọc tại VN)
• Coelogyne ecarinata C. Schweinf (Không mọc tại VN)
• Coelogyne cumingii Lindl.
• Coelogyne dichroantha Gagnep.
• Coelogyne eberhardtii Gagnep.
• Coelogyne flaccida Lindl.
• Coelogyne filipeda Gagnep.
• Coelogyne fimbriata Lindl.
• Coelogyne fuescens var. brunnea Lindl.
• Coelogyne griffithii Hook. f. (Mới)
• Coelogyne huettneriana Rachb. f. (Mới)
• Coelogyne lactea Rachb. f. (Đồng danh với Coelogyne flaccida)
• Coelogyne lawrenceana Rolfe
• Coelogyne lentiginosa Lindl.
• Coelogyne lockii Avr.
• Coelogyne malipoensis Z. H. Tsi
• Coelogyne moorena Rolfe
• Coelogyne nitida (Wall. Ex Don) Lindl. (Không mọc tại VN)
• Coelogyne ovalis Lindl 
• Coelogyne pallens Ridl.
• Coelogyne quadratiloba Gagnep. (Mới)
• Coelogyne prolifera Lindl. (Không mọc tại VN)
• Coelogyne rigida Par & Rachb. f.
• Coelogyne sanderae Krzl.
• Coelogyne schultesii S. K. Jain & S. Das (Mới)
• Coelogyne stricta (D. Don) Schltr.
• Coelogyne tenasserimensis Seidenf. (Mới)
• Coelogyne trinervis Lindl.
• Coelogyne virescens Rolfe
• Coelogyne viscosa Rchb. f.
• Coelogyne verrucosa Rachb. f.

Theo danh sách này chúng ta không có 4 cây:

Coelogyne cristata Lindl. Vì cây này mọc ở Bhutan, China, India, Nepal, Thailand
Coelogyne ecarinata C. Schweinf, chỉ mọc tại Miến điện
Coelogyne nitida (Wall. Ex Don) Lindl. mọc tại Bangladesh, Bhutan, China, India, Laos, Myanmar, Nepal, Thailand
Coelogyne prolifera Lindl. Mọc tại Bhutan, China, India, Myanmar, Nepal

Nhưng lại có thêm 5 cây đó là:

Coelogyne griffithii Hook. f.
Coelogyne huettenriana Rchb. f.
Coelogyne quadratiloba Gagnep
Coelogyne schultesii S. K. Jain & S. Das và
Coelogyne tenasserimensis Seidenf.

Quy luật về tên gọi đã ấn định rằng sẽ theo tên nào đươc công bố trước, nhưng hiện nay nhiều người vẫn còn gọi bằng tên đặt sau chỉ được coi là đồng danh (synonym)

Thí dụ:
Coelogyne assamica Linden & Rachb. f. Đồng danh: Coelogyne annamensis (Lindl. & Rchb. f.) Rolfe, Coelogyne dalatensis Gagnep., Coelogyne saigonensis Gagnep.
Coelogyne lactea Rachb. f. Chỉ là đồng danh của Coelogyne flaccida

Sở dĩ có tình trang này là vì những cây lan được định danh từ trước có sự sai lầm, vì người này viết theo người kia, cho nên vấn đề nhận diện không được chính xác và phù hợp với khoa học hiện tại. Do đó chuyện nhầm lẫn và bất đồng ý kiến giữa các khoa hoc gia trên thế giới là chuyện vẫn thường xẩy ra.

Tình trạng này chỉ có thể chấm dứt khi trên thế giới có một Hàn Lâm Viện Hoa Lan và kỹ thuật nhận diện bằng DNA mới có thể chính xác được.

Trở về những cây lan Việt, chúng ta thấy có nhiều cây mới lạ xuất hiện. Những cây này thường được các thổ dân tìm được trong rừng và chưa được các nhà khoa hoc nhân diện. Trong các cây này có một số mọc ở ranh giới Trung-Việt, Lào-Việt hay Miên-Việt cho nên không thể biết chắc rằng xuất xứ ở đâu. Hơn nữa những người buôn bán thường chuyền tay từ người này sang người khác và vì muốn giữ bí mật thương mại cho nên địa điểm có lan mọc không thể nào biết rõ. Cũng có thể là lan nhập nội từ các nước lân bang sang.

Do đó các nhà khoa học không muốn bỏ thì giờ nghiên cứu những cây lan mà họ không biết rõ xuất xứ cũng như các chi tiết cần thiết để có một sự công bố rõ rệt như: tọa độ, cao độ, rừng cây, thời tiết nơi lan mọc, kích thước của thân cây, hoa lá v.v...

Chúng ta là những người chơi lan tài tử, biết rõ xuất xứ của những cây lan cũng là một yếu tố cần thiết để cho việc nuôi trồng được bảo đảm thành công. Nhưng trong bản danh sách các cây lan Thanh Đạm mới kể trên không cho biết rõ địa điểm nơi lan mọc cũng như các chi tiết ra sao. 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Nhiệt độ

Mùa hè, ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm vào khoảng 62°F hay 17°C với sự cách biệt giữa ngày và đêm từ 10-14°F hay 6-8°C

Mùa đông ban ngày từ 75-80°F hay 24-27°C và ban đêm 53-55°F hay 12-13°C với sự cách biệt từ 23-25°F hay 13-14°C.

Ánh sáng

Từ 1500-2000 ánh nến (fc) tức là phải để ở chỗ rợp mát từ mùa xuân cho đến mùa thu. Tại môi trường thiên nhiên, mùa đông là mùa cây lan có nhiều ánh nắng hơn, bởi vì các cây cối chung quanh đã bị rụng lá.

Độ ẩm

Mùa hè lan cần độ ẩm thật cao từ 70-80%, mùa đông có thể hạ xuống 40-50%

Thoáng gió

Lan cần phải thật thoáng gió nếu không sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Tước nước

Tại Việt Nam, suốt mùa mưa từ tháng 4-6 cây lan lúc nào cũng ướt đẫm và lại rất khô vào mùa đông. Theo quy luật chung, tưới nhiều khi cây non mọc và bớt tưới vào mùa thu khi cây đã ngưng tăng trưởng. Mùa đông chỉ tưới sơ qua hoặc phun nước vào buổi sáng. Khi thấy củ bị nhăn nheo hay lá bị héo, đó là dấu hiệu của sự thiếu nước và thiếu độ ẩm. Trái lại nếu củ lúc nào cũng mập tròn sẽ không ra hoa.

Đừng bao giờ để lan bị khô rễ vào mùa hè và mùa xuân bắt đầu tưới trở lai khi thấy mọc rễ mới hay ra mầm non.

Bón phân

Bón phân 30-10-10 với dung lượng ¼-½ thìa cà phê cho 4 lít nước và đổi sang 10-30-20 khi bắt đầu mùa thu, hay có thể dùng phân 15-15-15 quanh năm với liều lượng như trên. Lan không ưa bị đọng muối trong chậu, cho nên mỗi tháng cần xả nước một lần cho sạch, tức là tưới như thường lệ và 1-2 giờ sau tưới thêm một lần nữa, rồi mới bón phân. Khi cây mọc mạnh bón mỗi tuần một lần, khi cây ngưng tăng trưởng bón mỗi tháng một lần.

Giá trồng

Các nhà vườn, thường trồng lan Thanh Đạm và nhiều giống lan khác với rêu (sphagnum moss) để bớt phải tưới nước. Loai rêu này chóng mục nên phải thay chậu tối thiểu 2 năm một lần. Nên nhớ: Thanh Đạm không ưa bị đụng chạm đến bộ rễ và chỉ nên thay chậu khi rễ bắt đầu mọc. Nhiều người trồng rất thành công với vật liệu như sau:

70% rễ cây dương sỉ (tree fern)
10% than vụn
10% đá bọt (perlite)
10% rêu vụn (sphagnum moss)


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.