Type Here to Get Search Results !

Tại sao nhiều người không giàu có?

Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là “Tại sao nhiều người không trở nên giàu có?”. Ở một nước như nước Mỹ với các cơ hội chúng tôi có, tại sao lại có quá ít người lúc về hưu có được tiền bạc sung túc? Cuối cùng tôi (Brian Tracy) mới tìm được câu trả lời. Sau đây là 5 lý do tại sao người ta không trở nên giàu có.

 Nơi xuất thân?


Trước hết, lý do hàng đầu là sự giàu có chưa bao giờ nảy sinh trong đầu họ. Một người bình thường lớn lên trong một gia đình mà người ấy chưa hề gặp hoặc quen biết một người nào giàu có, người ấy chỉ biết đi học và quan hệ xã hội với những người bình thường khác. Rồi cùng làm việc với những người chẳng giàu có gì và chơi chung với những người bình thường như người ấy thì người ấy sẽ chẳng sao có được thần tượng về sự giàu có. Nếu tình trạng này xảy ra với bạn trong suốt giai đoạn ban đầu cuộc đời mình cho tới lúc 20 tuổi, bạn có thể lớn lên và trở thành một người hoàn toàn trưởng thành trong xã hội mà khát vọng làm giàu chưa lần nào lóe lên trong ý nghĩ của bạn; thì khả năng có thể trở nên giàu có đối với bạn cũng như với bất cứ ai sẽ ít có thể xảy ra.

Đây là lý do tại sao những người lớn lên trong gia đình cha mẹ giàu có sẽ có nhiều khả năng trở nên giàu khi ở tuổi trưởng thành hơn những trẻ lớn lên trong các gia đình cha mẹ không giàu có. Sự thành đạt, giàu có là một phần thế giới quan của trẻ trong gia đình cha mẹ giàu có.

Bởi vậy lý do đầu tiên tại sao người ta không trở nên giàu có là vì khát vọng đó chưa bao giờ lóe lên trong suy nghĩ của họ. Và tất nhiên, nếu họ chưa bao giờ nảy ra ý nghĩa đó, thì họ sẽ không bao giờ thực hiện bất kỳ bước đi cần thiết nào để điều đó trở thành hiện thực.

 Đưa ra quyết định!


Một lý do khác cũng làm cho người ta không trở nên giàu có là họ chưa bao giờ quyết định thực hiện khát vọng làm giàu. Dù cho một người đọc một cuốn sách chỉ cách là giàu, tham dự một cuộc hội thảo kinh doanh hoặc cộng tác với những người thành công về mặt tài chính, nhưng sẽ chẳng có gì thay đổi cho đến lúc nào người ấy đưa ra quyết định để thực hiện một việc nào khác. Dù khát vọng làm giàu lóe lên trong ý nghĩ là có thể trở thành giàu nếu người ấy chỉ cần nhất định làm việc gì đó theo một cách của riêng mình, nhưng lại không quyết định thực hiện bước đi đầu tiên thì cuối cùng người ấy vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu bạn liên tục làm việc gì bạn luôn luôn làm, thì bạn sẽ liên tục có được thứ bạn luôn có.

Lý do chủ yếu không đạt được thành công như mong đợi và bị thất bại là phần lớn người ta không đưa ra quyết định để thực hiện đến thành công. Họ chẳng bao giờ quyết định dứt khoát hoặc cầm chắc mình sẽ trở thành giàu có. Họ chỉ dự định, có ý định và hy vọng rồi đây họ sẽ trở nên giàu có. Họ ước mong, hy vọng và cầu trời cho mình làm được nhiều tiền, nhưng chưa bao giờ họ quyết định “Tôi sẽ làm giàu!”. Quyết định này là bước đi đầu tiên quan trọng để trở thành người có tiền bạc sung túc.

 Có lẽ để đến ngày mai


Sự chần chừ có thể ngăn cản người ta trở thành giàu có. Người ta luôn luôn có đủ lý do để không bắt đầu thực hiện những điều họ biết cần phải làm để có được tiền bạc sung túc. Họ luôn luôn nghĩ là thời điểm chưa đúng lúc hoặc thời cơ chưa chín muồi.

Các điều kiện làm ăn trong ngành kinh doanh của họ chưa tin cậy được hoặc chưa chắc đã tốt lắm. Thị trường không đúng như ý muốn. Họ có thể gặp rủi ro hoặc chẳng có gì bảo đảm. Có lẽ phải để đến năm sau.

Dường như luôn luôn có lý do để chần chừ. Do đó họ tiếp tục thoái thác thực hiện, cứ hết tháng này tới tháng khác, rồi năm tháng trôi qua cho đến khi điều đó đã quá muộn.

Dù nó đã loé lên trong ý nghĩa của người ấy là mình có thể trở thành giàu có và đã quyết định thay đổi, nhưng sự trì hoãn sẽ đẩy tất cả kế hoạch của người ấy vào tương lai bất định. Sự chần chừ là kẻ trộm thời gian và cuộc sống.

 Cái giá phải trả


Điều mà các nhà kinh tế học muốn nói đến là không nhịn nổi các đòi hỏi thoả mãn là một lý do khác làm người ta khi về hưu lâm vào cảnh túng thiếu. Phần đông người ta không thể cưỡng lại việc chi tiêu một đồng xu họ kiếm được và bất cứ những gì họ có thể vay mượn hoặc mua thiếu. Nếu bạn không nhịn được các đòi hỏi thoả mãn và buộc mình phải cố nhịn chi tiêu mọi khoản bạn kiếm được, bạn không thể trở thành giàu có. Nếu bạn không có thói quen căn cơ trong cuộc sống thì bạn sẽ không thể đạt tới chỗ tiền bạc sung túc. Như W. Clement Stone, người sáng lập Công Ty Bảo Hiểm Tổng Hợp của Mỹ và là một trong những người giàu có nhất thế giới, nói “Nếu bạn không tiết kiệm được tiền bạc, thì bạn không có được mầm mống của sự giàu có trong người”.

 Nhìn xa trông rộng


Lý do cuối cùng làm người ta lâm vào cảnh nghèo túng khi thôi việc, có lẽ cũng không kém quan trọng hơn tất cả các lý do vừa nói đến. Đó là thiếu khả năng nhìn xa trông rộng. Một cuộc nghiên cứu kéo dài trong thập niên 1950 và được xuất bản thành sách năm 1964 với tên là Thành Phố Không Phải Thiên Đường, tiến sĩ Edward Banfield thuộc trường đại học Harward đã nghiên cứu những lý do về khả năng biến đổi kinh tế xã hội nhanh chóng ở Hoa Kỳ. Ông muốn biết bạn có thể tiên đoán xem một cá nhận hoặc một gia đình sẽ thăng tiến đến một hoặc nhiều nhóm giai cấp kinh tế xã hội như thế nào và liệu họ có giàu có hơn ở thế hệ kế tiếp so với thế hệ hiện tại của họ hay không.

Banfield đã nghiên cứu và so sánh các kết quả ông phát hiện được dựa vào tài liệu giải thích phổ biến nhất về sự thành công kinh tế ở Hoa Kỳ và ở các nước khác. Điều đó có phải do trình độ học vấn không? Không phải vậy, thực ra nhiều người có trình độ học vấn khá lại không mấy thành đạt về kinh tế. Có phải là khả năng trí tuệ không? Không phải. Có nhiều người rất thông minh nhưng lại nghèo và kiếm sống không được. Có phải họ xuất thân từ gia đình khá giả không? Không phải. Nhiều người được sinh ra từ gia đình giàu có nhưng khi trưởng thành lại nghèo, trong khi nhiều người học hành không tới đâu lại trở nên thành công. Có phải họ có thế lực trong xã hội không? Có phải họ sống ở một nước có nền công nghiệp phát triển không? Có phải họ may mắn không? Những nhân tố nào có thể tiên đoán chắc chắn vào thời gian nào đó một người sẽ thăng tiến về mặt kinh tế?

Cuộc nghiên cứu của Banfield đưa ông đi đến chỉ một nhân tố mà ông có thể kết luận chính xác về khả năng dự đoán sẽ thành công ở Hoa Kỳ hơn bất cứ nhân tố nào khác là biết nhìn xa trông rộng, cụ thể là “Khoảng thời gian bạn nhận định cho kế hoạch hoạt động hàng ngày và các quyết định quan trọng trong cuộc đời.” Khả năng nhìn xa trông rộng muốn nói đến kế hoạch cho tương lai bạn đề ra ở chừng mực nào khi quyết định hiện tại bạn sẽ làm gì và chưa làm gì.

Khả năng biết nhìn xa trông rộng là một chuẩn đánh giá thực chất về tầng lớp xã hội. Một gia đình giàu có hoặc được học hành đến nơi đến chốn sẽ có lợi thế, nhưng cuối cùng tầm suy nghĩ của bạn và việc bạn đặt ra kế hoạch cho tương lai để bắt tay vào công việc hằng ngày trong cuộc đời của bạn sẽ xác định sự nghiệp và thanh thế của mình.

Người có sự nghiệp trung bình biết nhìn xa khoảng 10, 15 hoặc 20 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. Người lao động chân tay bình thường biết nhìn xa độ 2 kỳ lãnh lương. Người bị bỏ rơi, người nghiện ngập ma túy, thất vọng hoặc người nghiện rượu nằm ở phần đáy của biểu đồ xã hội hình kim tự tháp, họ chỉ biết nhìn xa đến hàng giờ hoặc thậm chí hàng phút. Địa vị và phương hướng cuộc đời của mỗi người từ giới thượng lưu cho tới hạ lưu trong xã hội được xác định bởi khả năng nhìn xa trông rộng của họ.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.