Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc), đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người (L’habitude est une seconde nature) nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác.
Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt. Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau và việc thay đổi những thói quen của một con người rất khó khăn. Qua thói quen, người ta có thể đoán biết được cá tính của con người cũng như có thể biết được tâm trạng của một người đang lo lắng như thói quen hút thuốc, cắn móng tay, giật, kéo tóc, rung đùi, vỗ bàn chân, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít (biếng ăn), mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
1. Nhai đá
Theo nghiên cứu, những người thích nhai đá có nguy cơ mắc phải hội chứng Pica - hội chứng thèm ăn "bậy". Người mắc chứng bệnh này có thể ăn ngon lành những thứ như phân động vật, đất sét, bụi bẩn, sơn, cát, giấy, than đá…
Đá có thể gây nứt và chia tách răng làm đôi. Khi một vết nứt răng xuất hiện, bạn sẽ đau đớn nhất là khi nhai, khi ăn hoặc uống thức ăn nóng và lạnh, hoặc chỉ cần ngậm miệng lại cũng đau. Khi một vết nứt răng hoặc chia tách, men răng đã bị hỏng đi. Điều này dẫn đến sự bộc lộ của lớp ngà răng (nơi có chứa vô số đầu dây thần kinh cảm giác của dây thần kinh tủy răng). Do đó, khi người này ăn thức ăn và thức uống chứa axit (chua) - nóng / lạnh, thì ngà răng sẽ bị ảnh hưởng và ngoài ra, nó sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho mảng bám thức ăn và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Và nếu các hạt của thực phẩm bị kẹt trong khe nứt nó thì sẽ dẫn đến sâu răng. Đó là lý do tại sao nha sĩ tư vấn cho bệnh nhân không nên thưởng thức nhai nước đá. Nó có thể cảm thấy tốt đẹp vào một ngày hè nóng nhưng các bạn đang làm tổn hại đến răng của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có sâu răng, răng bạn sẽ rất nhạy cảm với lạnh và nước đá nhai sẽ gây ra cho bạn rất đau đớn và tốn kém chi phí xử lý nó. Các nha sĩ
Hành động nhai đá còn là dấu hiệu của trạng thái cảm xúc không ổn định như stress hoặc thậm chí rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive - Compulsive Disorder - một loại rối loạn tâm lý mãn tính, thường xuyên có ý nghĩ ám ảnh, lo âu vô cớ và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc để giảm bớt căng thẳng).
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo rằng, bạn nên từ bỏ thói quen nhai đá lạnh này và gặp bác sĩ tư vấn để xem mình có bị thiếu hụt dinh dưỡng hay mắc bệnh tâm lý lo âu quá độ hay không.
2. Đi đứng thõng vai
Bạn có biết, với cách đứng và ngồi hơi gập lưng về phía trước, phần cơ lưng và dây chằng phải làm việc nhiều hơn để giữ bạn cân bằng. Điều này sẽ khiến bạn bị đau lưng, mệt mỏi, đau đầu và gặp nhiều vấn đề khác.
Để loại bỏ thói quen xấu đó, các chuyên gia cho rằng, bạn nên tập luyện tư thế đi đứng thường xuyên. Khi đứng, vai hơi mở phía sau, ngực ưỡn căng phía trước, đầu gối để thả lỏng thoải mái.
Khi ngồi, cố gắng để hai chân thẳng, bụng hóp, đầu thẳng, lưng tựa ghế. Ban đầu việc luyện tập ngồi thẳng sẽ khá khó khăn nhưng bạn cần cố gắng để có tư thế đúng - tốt cho sức khỏe.
3. Cắn móng tay
Cắn móng tay không chỉ là một tật xấu. Nó là một trong những triệu chứng điển hình của stress và có phổ biến ở trẻ con. Thói quen này có thể dẫn tới sự viêm nhiễm và biến dạng ngón tay.
Ước tính trên thế giới có 600 triệu người nghiện cắn móng tay. 45% thiếu niên mắc tật này. Con số giảm xuống 20% ở thanh niên do đã biết cách đối phó với sự lo lắng và cũng quan tâm hơn tới hình ảnh của mình.
Ở nơi công cộng, những người mắc bệnh nặng thường xuyên giấu tay mình đi, hoặc đút trong túi quần hoặc để sau lưng. Họ thường cảm thấy lo âu, xấu hổ và tránh mọi sự giao tiếp xã hội.
Đây là một thói quen rất mất vệ sinh vì mầm bệnh, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tay ta mỗi khi bạn hoạt động như gõ bàn phím, mở cửa hay dắt thú cưng đi dạo.
Các chuyên gia ở Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo, nếu bạn gặm cả phần biểu bì quanh móng thì nguy cơ bị nhiễm trùng móng là khá cao. Cũng giống những thói xấu trên, cắn móng tay là một biểu hiện của các vấn đề liên quan đến cảm xúc.
Để loại bỏ thói quen đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu bạn coi việc cắn móng tay là thú tiêu khiển khi buồn chán thì nên tìm một vài việc để làm khiến miệng và tay bận bịu như ăn kẹo cao su, chơi nhạc cụ...
Bạn cũng có thể sơn móng bằng các loại sơn có mùi hoặc vị khó chịu để hạn chế cắn móng tay. Còn nếu bạn thường thực hiện hành động này khi lo lắng, stress hay đau buồn thì bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn.
4. Bẻ khớp ngón tay
Rất nhiều người có thói quen bẻ khớp ngón tay sau khi làm một công việc nào đó lâu hay khi cảm thấy bàn tay bị mỏi, tê cứng. Việc làm này khiến nhiều người trong chúng ta thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, việc bẻ khớp ngón tay, chân sẽ dẫn đến thoái hóa khớp và đối mặt với nguy cơ của bệnh viêm khớp. Vậy đâu là sự thật đằng sau thói quen hàng ngày mà chúng ta chẳng mấy khi để ý này?
Về cơ bản, nguyên nhân của các âm thanh phát ra từ việc bẻ khớp ngón tay này đến nay vẫn chỉ dừng lại ở các giả thuyết khoa học chứ chưa có một kết luận chính xác nào cả. Nhưng trong số những giả thuyết được đưa ra, giả thuyết liên quan đến lỗ trống giữa hai khớp xương có vẻ là hợp lý và được ủng hộ nhiều hơn cả.
Có thể hiểu đơn giản như sau: điểm nối giữa hai khớp xương bao gồm dây chằng, các mô nang liên kết và bao phủ chúng chính là một lượng dịch khớp dày. Khi bạn tiến hành bẻ khớp, các mô liên kết trong ngón tay, chân tăng khối lượng, làm giảm áp lực trong khớp, dịch khớp dần biến thành những bong bóng trong lỗ trống và tới khi áp lực thấp nhất, các bong bóng này sẽ nổ và phát ra âm thanh như trên.
Điểm nối giữa hai khớp xương bao gồm dây chằng, các mô nang liên kết và bao phủ chúng chính là một lượng dịch khớp dày. Thông thường, phải sau 25 – 30 phút kể từ khi bẻ các khớp kêu như vậy, bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa. Lý do là bởi, các hạt khí bong bóng này cần một khoảng thời gian nhất định mới hình thành trở lại như cũ – vì dịch khớp cần thời gian để bôi trơn trở lại trạng thái cũ. Bên cạnh đó, một số người khác lại chia sẻ, tiếng “rắc”, “khục” phát ra là do dây chằng bị kéo dãn quá nhanh hay do sự chà xát mạnh giữa hai khớp xương gây ra.
Vậy thì bẻ khớp có lợi hay hại? Nhiều người cho rằng, hành động này là nguyên nhân gây ra viêm khớp và thoái hóa… nhưng sự thật thì không phải thế. Một nghiên cứu tiến hành trên những khớp xương ngón tay của 215 người có thói quen này (từ 50 – 89 tuổi) đã cho ra kết quả: không hề có dấu hiệu nào của căn bệnh viêm hay rạn khớp cả.
Như vậy, bạn có thể yên tâm rằng bẻ khớp không gây ra quá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Song, các nhà khoa học cũng cảnh báo, những tổn thương là điều không tránh khỏi. Bẻ khớp tay thường xuyên làm tổn thương các mô nang liên kết xung quanh, làm khớp ngón tay bạn to lên trông thấy. Đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp.
Tuy nhiên, việc bẻ khớp ngón tay cũng có một số lợi ích nhất định. Cụ thể, hành động này sẽ làm tăng tính linh động của các khớp ngón tay. Nói cách khác, nó tác động trực tiếp vào một bó gân gần khớp tên là Golgi – chứa những dây thần kinh liên quan đến cảm giác chuyển động. Khi bẻ khớp, gân này được kích thích làm thư giãn cơ bắp xung quanh, khiến chúng ta có cảm giác “lỏng” và dễ chịu, tiếp thêm sinh lực làm việc. Vì thế, chúng mình hoàn toàn có thể bẻ các khớp ngón tay khi tê, mỏi.
5. Ăn vặt đêm khuya
Nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn vặt muộn làm giảm quá trình trao đổi chất của bạn. Nếu bạn ăn một túi bỏng ngô khi xem một bộ phim lúc 22h, cơ thể bạn sẽ phải tiêu hóa nó thay vì đốt cháy chất béo.
Thêm vào đó, ăn khuya sẽ phá vỡ giấc ngủ say vì sự quấy rầy của chứng ợ nóng. Bởi vậy, hãy cố gắng đánh răng sau khi ăn tối để giảm ăn vặt khuya, kìm hãm cơn thèm ăn vặt của mình sau 21h tối bởi nó sẽ khiến bạn trở nên "phát tướng" và có hại cho sức khỏe mà thôi.
Thức dậy khó khăn là một biểu hiện của ngủ không đủ giấc và chất lượng giấc ngủ không tốt. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe như tăng cân hay cao huyết áp.
Để tránh gặp rắc rối về sức khỏe, bạn cần cố gắng đảm bảo có một giấc ngủ sâu và đủ lượng - từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm. Nếu bạn định 10h tối đi ngủ thì hãy lên giường 15 phút trước đó và hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử và chất kích thích trước khi đi ngủ.
7. Ngoáy mũi
Lông mũi chính là “hàng rào” bảo vệ an toàn, ngăn chặn bớt bụi bặm, vi khuẩn xâm nhập vào mũi. Đồng thời, nó còn giúp làm ấm không khí khi chúng ta hít thở, ngăn chặn sự tấn công của các loại bụi bẩn, vi khuẩn gây ra các căn bệnh về đường hô hấp.
Việc ngoáy mũi quá nhiều sẽ làm cho lông mũi bị rụng nhanh và nhiều hơn. Khi mất đi “hàng rào” bảo vệ đó, mũi của chúng ta có thể dễ dàng bị lũ vi khuẩn và bụi bẩn tấn công. Điều này sẽ khiến cho bạn mắc phải những căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như viêm thanh quản, phế quản, viêm phổi, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng, tắc mạch phổi…
Lớp niêm mạc (chính là lớp màng dính) ở mũi rất mềm, mỏng và chứa nhiều mạch máu. Việc ngoáy mũi quá mạnh có thể khiến cho lớp màng này bị rách, tổn thương, làm vỡ các mạch máu và gây chảy máu mũi.
Thêm vào đó, vi trùng theo ngón tay vào lỗ mũi có thể gây nhiễm trùng, làm mũi bị viêm nhiễm mãn tính, tắc lỗ mũi, đỏ mũi, sống mũi sưng đỏ lâu ngày không khỏi. Viêm mũi nặng còn có thể dẫn đến đau đầu, đau hốc mắt, thậm chí còn làm suy giảm chức năng khứu giác và giảm sút trí nhớ.
Chứng ợ hơi không phải là một rắc rối quá nghiêm trọng của sức khỏe nhưng nó lại khiến bạn cảm thấy khó chịu, không thoải mái.
Bình thường, nhu động thực quản, dạ dày, ruột theo hướng phía dưới và hơi được tống ra qua hậu môn. Ở người bình thường, khi ăn, cơ thực quản dưới giãn ra, hơi theo thức ăn xuống dạ dày. Ở người bị bệnh, hơi bị tống ngược lên do cơ thắt thực quản dưới bị giãn, từ dạ dày qua thực quản ra miệng. Có một số thức ăn làm lỗ thực quản dưới đóng không kín (như hành, khoai tây, bạc hà…) dễ gây ợ hơi. Hiện tượng đầy vùng thượng vị sau ăn, chướng hơi, ợ hơi được gọi là hội chứng Magenblase.
Hiện tượng chướng hơi ở vùng thượng vị thường là do nuốt hơi trong lúc ăn, đặc biệt là khi uống nước. Khi nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, hoặc miệng bị kích thích tăng tiết nước bọt cũng làm nuốt hơi tăng lên. Ở người lo âu, căng thẳng, cơ thực quản trên giãn ra, áp suất lồng ngực giảm xuống, hơi được hít vào theo thực quản, dạ dày. Hiện tượng ợ hơi còn gặp trong bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh phổi, viêm túi mật. Hiện tượng ợ hơi kéo dài nhiều ngày thường do giãn cơ thực quản dưới và hay gặp ở người sau mổ thực quản. Có người ợ hơi nhiều đến mức gặp khó khăn trong ăn uống hoặc khi nói chuyện.
Hiện tượng chướng hơi ở vùng thượng vị thường là do nuốt hơi trong lúc ăn, đặc biệt là khi uống nước. Khi nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, hoặc miệng bị kích thích tăng tiết nước bọt cũng làm nuốt hơi tăng lên. Ở người lo âu, căng thẳng, cơ thực quản trên giãn ra, áp suất lồng ngực giảm xuống, hơi được hít vào theo thực quản, dạ dày. Hiện tượng ợ hơi còn gặp trong bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh phổi, viêm túi mật. Hiện tượng ợ hơi kéo dài nhiều ngày thường do giãn cơ thực quản dưới và hay gặp ở người sau mổ thực quản. Có người ợ hơi nhiều đến mức gặp khó khăn trong ăn uống hoặc khi nói chuyện.
Ợ hơi xảy ra khi trong bao tử tích tụ quá nhiều không khí. Để giảm bớt áp lực trong khoang bụng, cơ thể buộc phải tìm cách giải phóng bớt lượng hơi dư thừa này bằng cách đẩy chúng ra ngoài theo đường miệng. Khi quá trình đẩy hơi diễn ra, bạn sẽ nghe một âm thanh đặc biệt phát ra từ miệng mà chúng ta vẫn thường gọi là tiếng “ợ”.
Vừa ăn vừa nói cũng mang nhiều hơi vào dạ dày bạn nhỉ!
Trả lờiXóa