Hãy dành một lúc để nghĩ về kiểu người lý tưởng mà bạn muốn trở thành. Bạn muốn sở hữu những tính cách hoặc kỹ năng gì? Trở nên nhẫn nại hơn, kỹ năng lãnh đạo tốt hơn, trở nên khoẻ mạnh hơn, hoặc học một ngôn ngữ mới là điều quan trọng đối với bạn?
Các nhà tâm lý học tin rằng mỗi người đều có một “cái tôi lý tưởng” mà họ phấn đấu đạt được. (1) Cái tôi lý tưởng này về bản chất là con người mà bạn sẽ trở thành nếu bạn đạt được tất cả những ước mơ và khát vọng của bạn. Bạn nhất định có thể tự mình phấn đấu để đạt được những phẩm chất lý tưởng đó, nhưng dường như người yêu của bạn có lẽ giúp được (hoặc phá hoại) quá trình trở thành con người lý tưởng đó của bạn, một quá trình mà các nhà nghiên cứu gọi là hiện tượng Michelangelo. (2)
Hiện tượng này được đặt theo tên của nghệ sỹ thời Phục hưng Michelangelo (nổi tiếng với bức tượng Pieta và David), ông xem điêu khắc là một cơ hội cho một nghệ sỹ thể hiện một nhân vật lý tưởng từ khối đá đang ngủ. Nhân vật lý tưởng tồn tại trong khối đá, và người nghệ sỹ chỉ đơn giản là loại bỏ những khối đá bao phủ nó. Trong những mối quan hệ yêu đương, hai người dần thích nghi với nhau, điều chỉnh để cho mối quan hệ suôn sẻ, và theo thời gian, những đáp ứng đó có thể trở thành một phần tương đối cố định của con người chúng ta. Do đó, người yêu của chúng ta có thể “tạc” chúng ta (và chúng ta cũng có thể “tạc” người yêu của mình) giống như Michelangelo đã tạc nên các nhân vật bằng đá hoa cương.
Bạn và người yêu của bạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lẫn nhau hướng đến một cái tôi lý tưởng theo những cách có thể có lợi, trung tính, hoặc có hại. (2,3) Để minh hoạ cho điều này, hãy tưởng tượng về cái tôi lý tưởng của Lary bao gồm tính cách ưa mạo hiểm. Người yêu của anh ấy là Connie giúp đỡ cho anh một cách tốt nhất khi cô ủng hộ, khuyến khích tinh thần mạo hiểm, dám nghĩ dám làm của anh (ví dụ, Connie có thể cổ vũ, động viên khi Larry muốn thử làm những việc mới mẻ, như môn nhảy dù từ máy bay). Tuy nhiên, Connie cũng có thể thất bại trong việc xác nhận cái tôi lý tưởng của Lary nếu cô ấy khuyến khích những phẩm chất, tính cách không liên quan gì đến tinh thần dám nghĩ dám làm lý tưởng của anh ấy. Larry có thể không quan tâm tới việc có được những kỹ năng lập trình máy tính, nhưng Connie tin rằng anh là một nhà lập trình đặc biệt. Sau đó Connie có thể động viên, xác nhận những kỹ năng lập trình của anh hơn là tinh thần dám nghĩ dám làm, làm một chút để giúp anh ấy đạt đến cái tôi lý tưởng của anh.
Vì vậy, thất bại trong việc khuyến khích những phẩm chất lý tưởng của người yêu của bạn không hẳn là xấu (vì Larry có thể trở thành một nhà lập trình giỏi hơn), nhưng nó cũng không tốt (vì Larry không nỗ lực để hướng đến hình ảnh con người lý tưởng của anh ấy). Phương pháp có hại nhất của việc “tạc tượng” là khi Connie phủ nhận cái tôi lý tưởng của Lary, bằng cách phản ứng tiêu cực trước những cố gắng của Larry để phát triển các phẩm chất mạo hiểm, dám nghĩ dám làm (ví dụ, cô ấy có thể gọi Larry là đồ ngốc khi tham gia nhảy dù từ máy bay) hoặc bằng cách khuyến khích những phẩm chất trái ngược với cái tôi lý tưởng của anh ấy. Connie có thể xem Larry là một người dè dặt, thận trọng hơn là người ưa mạo hiểm, và do đó cô ấy có thể cố ý hoặc trong vô thức, tạo ra những tình huống mà Larry hành xử một cách dè dặt (ví dụ như lên kế hoạch đi nghỉ mát đầy những buổi tiệc yên tĩnh, buồn tẻ và ít cơ hội cho những khám phá mạo hiểm), ngăn cản anh ấy hướng tới cái tôi lý tưởng của anh.
So với những người thất bại trong việc khuyến khích những phẩm chất lý tưởng hoặc phủ nhận chúng, thì những người khuyến khích, xác nhận những phẩm chất lý tưởng ở người yêu đạt được nhiều lợi ích về mặt cá nhân và cho mối quan hệ của họ. Khi người yêu của bạn xác nhận, khuyến khích bạn thì bạn có được sức khoẻ tinh thần tốt hơn và sự thoả mãn với cuộc sống vì bạn đang trở thành con người lý tưởng mà bạn muốn. (4) Khi người yêu của bạn xác nhận, khuyến khích những phẩm chất lý tưởng của bạn thì điều này làm bạn cảm thấy mình ĐƯỢC HIỂU, rằng người yêu ủng hộ bạn và chân thành quan tâm đến những mục tiêu và khát vọng của bạn; nó thúc đẩy sự tin tưởng, cảm kết và sự thoả mãn trong mối quan hệ. (3)
Thông điệp ở đây là gì? Bạn và người yêu của bạn có khả năng to lớn để giúp đỡ hoặc cản trở lẫn nhau trong việc trở thành con người lý tưởng mà bạn muốn. Giúp đỡ nhau đạt đến cái tôi lý tưởng của hai bạn có thể là một phần thưởng cực kỳ to lớn cho cá nhân hai bạn và cho mối quan hệ của bạn. Vì vậy, hãy giúp người yêu của bạn trở thành con người lý tưởng của anh/cô ấy và chú ý xem thử liệu anh/cô ấy có đang khuyến khích, hay thất bại, hay phủ nhận cái tôi lý tưởng của bạn. Bạn có thể phát hiện thấy bằng cách khuyến khích, xác nhận lẫn nhau thì cả hai bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn bạn nghĩ!
[2]Drigotas, S. M., Rusbult, C. E., Wieselquist, J., & Whitton, S. W. (1999). Close partner as sculptor of the ideal self: Behavioral affirmation and the Michelangelo phenomenon. Journal of Personality and Social Psychology, 77, 293-323.
[3]Rusbult, C. E., Finkel, E. J., & Kumashiro, M. (2009). The Michelangelo phenomenon. Current Directions in Psychological Science, 18, 305-309.
[4]Drigotas, S. M. (2002). The Michelangelo phenomenon and personal well-being. Journal of Personality, 70, 55-77.
Các nhà tâm lý học tin rằng mỗi người đều có một “cái tôi lý tưởng” mà họ phấn đấu đạt được. (1) Cái tôi lý tưởng này về bản chất là con người mà bạn sẽ trở thành nếu bạn đạt được tất cả những ước mơ và khát vọng của bạn. Bạn nhất định có thể tự mình phấn đấu để đạt được những phẩm chất lý tưởng đó, nhưng dường như người yêu của bạn có lẽ giúp được (hoặc phá hoại) quá trình trở thành con người lý tưởng đó của bạn, một quá trình mà các nhà nghiên cứu gọi là hiện tượng Michelangelo. (2)
Hiện tượng này được đặt theo tên của nghệ sỹ thời Phục hưng Michelangelo (nổi tiếng với bức tượng Pieta và David), ông xem điêu khắc là một cơ hội cho một nghệ sỹ thể hiện một nhân vật lý tưởng từ khối đá đang ngủ. Nhân vật lý tưởng tồn tại trong khối đá, và người nghệ sỹ chỉ đơn giản là loại bỏ những khối đá bao phủ nó. Trong những mối quan hệ yêu đương, hai người dần thích nghi với nhau, điều chỉnh để cho mối quan hệ suôn sẻ, và theo thời gian, những đáp ứng đó có thể trở thành một phần tương đối cố định của con người chúng ta. Do đó, người yêu của chúng ta có thể “tạc” chúng ta (và chúng ta cũng có thể “tạc” người yêu của mình) giống như Michelangelo đã tạc nên các nhân vật bằng đá hoa cương.
Bạn và người yêu của bạn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lẫn nhau hướng đến một cái tôi lý tưởng theo những cách có thể có lợi, trung tính, hoặc có hại. (2,3) Để minh hoạ cho điều này, hãy tưởng tượng về cái tôi lý tưởng của Lary bao gồm tính cách ưa mạo hiểm. Người yêu của anh ấy là Connie giúp đỡ cho anh một cách tốt nhất khi cô ủng hộ, khuyến khích tinh thần mạo hiểm, dám nghĩ dám làm của anh (ví dụ, Connie có thể cổ vũ, động viên khi Larry muốn thử làm những việc mới mẻ, như môn nhảy dù từ máy bay). Tuy nhiên, Connie cũng có thể thất bại trong việc xác nhận cái tôi lý tưởng của Lary nếu cô ấy khuyến khích những phẩm chất, tính cách không liên quan gì đến tinh thần dám nghĩ dám làm lý tưởng của anh ấy. Larry có thể không quan tâm tới việc có được những kỹ năng lập trình máy tính, nhưng Connie tin rằng anh là một nhà lập trình đặc biệt. Sau đó Connie có thể động viên, xác nhận những kỹ năng lập trình của anh hơn là tinh thần dám nghĩ dám làm, làm một chút để giúp anh ấy đạt đến cái tôi lý tưởng của anh.
Vì vậy, thất bại trong việc khuyến khích những phẩm chất lý tưởng của người yêu của bạn không hẳn là xấu (vì Larry có thể trở thành một nhà lập trình giỏi hơn), nhưng nó cũng không tốt (vì Larry không nỗ lực để hướng đến hình ảnh con người lý tưởng của anh ấy). Phương pháp có hại nhất của việc “tạc tượng” là khi Connie phủ nhận cái tôi lý tưởng của Lary, bằng cách phản ứng tiêu cực trước những cố gắng của Larry để phát triển các phẩm chất mạo hiểm, dám nghĩ dám làm (ví dụ, cô ấy có thể gọi Larry là đồ ngốc khi tham gia nhảy dù từ máy bay) hoặc bằng cách khuyến khích những phẩm chất trái ngược với cái tôi lý tưởng của anh ấy. Connie có thể xem Larry là một người dè dặt, thận trọng hơn là người ưa mạo hiểm, và do đó cô ấy có thể cố ý hoặc trong vô thức, tạo ra những tình huống mà Larry hành xử một cách dè dặt (ví dụ như lên kế hoạch đi nghỉ mát đầy những buổi tiệc yên tĩnh, buồn tẻ và ít cơ hội cho những khám phá mạo hiểm), ngăn cản anh ấy hướng tới cái tôi lý tưởng của anh.
So với những người thất bại trong việc khuyến khích những phẩm chất lý tưởng hoặc phủ nhận chúng, thì những người khuyến khích, xác nhận những phẩm chất lý tưởng ở người yêu đạt được nhiều lợi ích về mặt cá nhân và cho mối quan hệ của họ. Khi người yêu của bạn xác nhận, khuyến khích bạn thì bạn có được sức khoẻ tinh thần tốt hơn và sự thoả mãn với cuộc sống vì bạn đang trở thành con người lý tưởng mà bạn muốn. (4) Khi người yêu của bạn xác nhận, khuyến khích những phẩm chất lý tưởng của bạn thì điều này làm bạn cảm thấy mình ĐƯỢC HIỂU, rằng người yêu ủng hộ bạn và chân thành quan tâm đến những mục tiêu và khát vọng của bạn; nó thúc đẩy sự tin tưởng, cảm kết và sự thoả mãn trong mối quan hệ. (3)
Thông điệp ở đây là gì? Bạn và người yêu của bạn có khả năng to lớn để giúp đỡ hoặc cản trở lẫn nhau trong việc trở thành con người lý tưởng mà bạn muốn. Giúp đỡ nhau đạt đến cái tôi lý tưởng của hai bạn có thể là một phần thưởng cực kỳ to lớn cho cá nhân hai bạn và cho mối quan hệ của bạn. Vì vậy, hãy giúp người yêu của bạn trở thành con người lý tưởng của anh/cô ấy và chú ý xem thử liệu anh/cô ấy có đang khuyến khích, hay thất bại, hay phủ nhận cái tôi lý tưởng của bạn. Bạn có thể phát hiện thấy bằng cách khuyến khích, xác nhận lẫn nhau thì cả hai bạn đạt được mục tiêu nhanh hơn bạn nghĩ!
Nguồn bài viết: tamlyhoctoipham.com
Tài liệu tham khảo
[1]Markus, H., & Nurius, P. (1986). Possible selves. American Psychologist, 41, 954-969.[2]Drigotas, S. M., Rusbult, C. E., Wieselquist, J., & Whitton, S. W. (1999). Close partner as sculptor of the ideal self: Behavioral affirmation and the Michelangelo phenomenon. Journal of Personality and Social Psychology, 77, 293-323.
[3]Rusbult, C. E., Finkel, E. J., & Kumashiro, M. (2009). The Michelangelo phenomenon. Current Directions in Psychological Science, 18, 305-309.
[4]Drigotas, S. M. (2002). The Michelangelo phenomenon and personal well-being. Journal of Personality, 70, 55-77.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.