Trong những ngày đầu mình viết M21love, mình đã cố gắng xây dựng một mạng lưới hơn 5000 bạn theo dõi. Và mình chăm chỉ Like, + cho các bạn theo kế hoạch được định sẵn. Ngày ấy, ít người để ý đến mạng xã hội G+ (thậm chí chẳng biết mạng xã hội G+ tồn tại) nhưng biết và thân thuộc với Facebok hơn. Mình và một vài bạn gắn bó với M21love như +Đoan Trang Nguyễn, +tấnthành trần,... vẫn kiên định và bền bỉ cùng G+; cho đến nay, thanh danh và vị trí của các bạn ít nhiều được mọi người biết đến. Có người thường xuyên update các Status, nhưng cũng có bạn thích âm thầm dõi theo và lưu giữ lại những đường Link thực sự yêu thích. Trên tất cả, mỗi người bạn mình biết(dù chỉ xem các bạn hoạt động) phần nào mình biết được tính cách của họ. Họ rất cá tính và không ngại biểu đạt "nét riêng" đó với mọi người.
(1) Quay về với chủ đề mình chia sẻ hôm nay - Văn hóa (+) & Like. Sẽ và luôn có người cho rằng, thích thì mình làm, thích thì mình like thôi. Like hay (+) cho xong, dù bài viết thực hư thế nào, dù chưa xem hay đã xem.
(2) Có người lại cho rằng, phải hay thì mới xứng đáng cho mình Like.
(3) Và cũng không ít người, Like hay (+) là để ủng hộ tác giả, ủng hộ nỗ lực của người khác như là một sự cảm ơn về sự "đầu tư" ấy.
(4) Và cũng có trường hợp Like hay (+) là việc đáp trả. Người ta (+) hay like cho mình thì mình cũng "trả lễ" người ta như vậy.
Và còn rất nhiều nguyên do khác nữa. Mình cho rằng tất cả đều vì mục đích tốt. Tùy cá tính và tâm trạng mỗi người khi đón nhận sự kiện được chia sẻ thôi.
Với thực trạng đó, M21love xin chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về việc (+) & Like như sau:
OK! bạn thuộc tuyp người với lý do thứ (1) nêu trên. Tôi không có gì để nói. Đơn giản đó là vì bạn thích, còn cái bạn like hay (+) bạn có thích hay không lại là chuyện khác. Việc của bạn khi nhận được chia sẻ của người khác thì việc đầu tiên là Like hay (+), những chuyện khác tính sau. Đó cũng là một lối hành xử hay đáng để tôi lưu ý và học hỏi.
Nhưng,... Hãy cẩn thận...
Các fanpage không ngừng tận dụng mọi cách để tăng like bằng những chiêu trò. Khi có một lượng fan ổn định và tương tác (Talking about this) tốt, họ sẽ nhận những hợp đồng quảng cáo và thu lợi nhuận. Không khó để bắt gặp một fanpage về chủ đề giải trí bỗng nhiên đăng status hoặc những hình ảnh, liên kết tới sản phẩm hay một dịch vụ nào đó.
Với cách tính mới của Facebook hiện nay, khoảng 20% tổng số fan có thể nhìn thấy bài đăng từ fanpage. Vậy với một fanpage có 10,000 người like, mỗi bài quảng cáo đã có thể tiếp cận với 2,000 người xem. Nếu tính về hiệu quả, việc sử dụng fanpage để quảng bá sản phẩm sẽ tiếp cận được với nhiều người dùng hơn rất nhiều so với những cách truyền thống trong khi chi phí bỏ ra không quá cao.(1)
Giá bán lượt like thường được tính theo gói, với một gói 20 nghìn người like khách hàng có thể phải trả tới 8 triệu đồng. Nếu như khách hàng có yêu cầu thời gian hoàn thành gấp hơn, giá bán có thể đội lên nhiều lần.
Nói một cách khác, không ai rảnh rỗi tới mức ngồi hàng giờ, tập trung sức lực, trí lực và thời gian quý báu của mình để làm việc vô ích. Ai cũng có nhu cầu và mục đích riêng khi làm gì đó. Tôi cho rằng quy luật đó luôn đúng.
Trong khi một số lượng không nhỏ các thành viên các mạng xã hội biết đến cách kiếm tiền dễ dàng này thì bên cạnh đó còn có rất nhiều người ngày càng "nghiêm túc" hơn với từng nút (+) hay Like của mình. Có thể là do các họ thấy thích thú về nội dung đó, hay đó là người đưa tin nhanh nhất, hay cũng có thể đó là do bạn rất thích tính cách của người đăng bài.
Nó đã và đang có tác động lớn lên ngành quảng cáo và truyền thông, đồng thời nó cũng có tác động lớn đến cách chúng ta tương tác với nhau qua một môi trường ảo.
Tính năng "like" đã được Facebook giới thiệu vào năm 2009, và tính năng này đã dần trở nên phổ biến đến nỗi nó đã trở thành một danh từ đúng nghĩa: một cái "like". Cách đây 7 năm, Facebook đã đạt được mức khoảng 1 tỉ "like" một ngày, chắc chắn con số đó hiện nay lớn hơn rất nhiều.(2)
Như vậy, ta có thể tóm lược câu trả lời cho nghi vấn: "Like hay (+) để làm gì?" như sau:
- Thích
- Kiếm tiền
- Nhà mạng và mọi người nhận biết những bài đăng chất lượng.
- Thể hiện cái tôi, quan điểm cá nhân, quyền tự do cá nhân, tự do chính kiến.
- Góp phần công nhận và thúc đẩy "chất lượng" của sản phẩm thương mại điện tử.
- Khuyến khích sự sáng tạo và lao động nghiêm túc với các thông tin đăng tải và chia sẻ.
Khi con số thành viên đăng ký Facebook đạt ngưỡng 2 tỷ, thì các nhà nghiên cứu cũng cùng lúc vào cuộc. Khi họ nhận được những kết quả điều tra thì các con số đã không ngừng nhảy vọt, các thói quen đã hình thành. Khi đã thành thói quen thì hệ lụy của nó chẳng ai tưởng tượng nổi. Từ "Nghiện" bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn và gán cho thứ sản sinh ra nó: "Facebook". Và cũng từ đó, hai luồng ý kiến trái chiều vẫn gay cấn trong cuộc chiến phân định đúng-sai với nút "Like" là tâm điểm. Khi các doanh nhân quan tâm đến những nút (+) hay Like nhiều hơn thì cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía có sự chi phối của đồng tiền. Người bảo vệ quan điểm "nút Like hay (+) đúng nghĩa chỉ biết thu mình và kiên định với ý niệm về tính đúng đắn của việc ấn Like & (+).
Mới đây, ở Thụy Sĩ đã xảy ra sự việc một người đàn ông bị toà tuyên án phạt 4100 USD, lí do vì ông đã nhấn "like" nhiều bài đăng có tính chất xấu và hận thù trên Facebook. Còn ở Mỹ vào năm 2013, một nhóm nhân viên của công ty nọ đã bị sa thải vì "like" trang fanpage của đối thủ, những người nhân viên đã kiện cáo và đã thua ở phiên toà đầu tiên, nhưng sau đó lại thắng ở mục kháng cáo vì toà án cho rằng việc "like" là quyền tự do của mọi người.
Đối với Facebook hay Google, những cái (+) hay Like họ sẽ dùng chỉ số "like" để nhận biết bài đăng nào chất lượng và cần hiển thị lên bảng tin News Feed của nhiều người hơn. Với Facebook, mỗi cái "like" là một sự chứng thực về chất lượng bài đăng.
Tuy là nói vậy, nhưng các đơn vị chủ quản thì lại cấu hình phản ứng với các "phong trào" Like hay (+) khác nhau. Trong khi tìm khắp Facebook không thấy một nút Dilike, thì Google bàng quan hơn khi xây dựng cơ sở đánh giá chất lượng bài đăng có cả nút Thích và Không thích.
Mặc dù Facebook trổi vượt hơn Google về mức độ phổ biến và người dùng, nhưng ở góc độ nào đó tôi luôn bảo lưu quan điểm "Nói không với Facebook". Lý do là bởi gã này chỉ dùng nút "Like" mà không dùng thêm nút "Dislike" bên cạnh. Điều đó khiến tôi khó chịu mỗi khi phải nhận những luồn tin hay bài đăng phản cảm, gây khó chịu.
Cuộc sống "luôn tồn tại hai mặt đối lập", sự tốt lành luôn chống lại sự dữ, cái đúng luôn phải gồng mình chống lại cái sai,... Tương tự, Like hay Dislike vẫn luôn là cuộc chiến. Quan điểm từ các triết gia đều dạy chúng ta rằng "phải có đấu tranh thì mới có phát triển", nếu cái gì cũng hay, cũng tốt thì cần con người nỗ lực sáng tạo làm gì? Trong khi sự đúng-sai không phải lúc nào cũng phải là câu trả lời. Sự tương đối luôn ngự trị, và cho đến khi "sự thật" và chân lý được chứng minh tường tỏ, khi ấy kết quả liệu có còn quan trọng khi mà thế nhân đã trải qua bao phen sóng gió giữa cái được và mất.
Hãy đặt lựa chọn của bạn đúng nghĩa... Bởi vì nếu bạn vô ý hoặc chủ ý đặt sai sự tín nhiệm, thì đồng nghĩa với việc bạn tiếp tay cho những điều xấu mà rất có thể bạn chưa ngờ đến tác hại hay hậu quả do nó mang lại. Hãy đưa ra lựa chọn xứng đáng cho những gì bạn cảm nhận, vì đó không chỉ là việc bạn được nhận lãnh mà còn là sự cho đi sự phản hồi của bạn, và rất có thể với những ý kiến của bạn sẽ giúp họ có thêm động lực, sáng kiến để hoàn thiện bài viết hay sản phẩm của mình hơn. Nếu đã dừng chân để trải nghiệm, đừng vội rời đi và tiếc vài giây để đưa ra nhận định của mình cho sự trải nghiệm vừa qua của mình. Like hay (+) rốt cuộc cũng chỉ là một phương tiện, những cái nút vô hồn, nhưng với rất nhiều người nó hơn cả "một cái nút".
Riêng với M21love, 2 cái nút ấy vô giá trị. Những Bình luận, nhận xét, Commnet,... nói chung là phản hồi của bạn mới là điều trân quý hơn cả. Khi một cuộc đối thoại mở ra, thì rất nhiều điều kỳ diệu đang đón chờ phía trước.
[1] Kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng từ việc câu like Facebook
[2] Đây mới là ý nghĩa thực sự của nút "like" trên Facebook, nó không như bạn vẫn tưởng
(1) Quay về với chủ đề mình chia sẻ hôm nay - Văn hóa (+) & Like. Sẽ và luôn có người cho rằng, thích thì mình làm, thích thì mình like thôi. Like hay (+) cho xong, dù bài viết thực hư thế nào, dù chưa xem hay đã xem.
(2) Có người lại cho rằng, phải hay thì mới xứng đáng cho mình Like.
(3) Và cũng không ít người, Like hay (+) là để ủng hộ tác giả, ủng hộ nỗ lực của người khác như là một sự cảm ơn về sự "đầu tư" ấy.
(4) Và cũng có trường hợp Like hay (+) là việc đáp trả. Người ta (+) hay like cho mình thì mình cũng "trả lễ" người ta như vậy.
Và còn rất nhiều nguyên do khác nữa. Mình cho rằng tất cả đều vì mục đích tốt. Tùy cá tính và tâm trạng mỗi người khi đón nhận sự kiện được chia sẻ thôi.
Với thực trạng đó, M21love xin chia sẻ một vài quan điểm cá nhân về việc (+) & Like như sau:
(+) hay Like để làm gì?
OK! bạn thuộc tuyp người với lý do thứ (1) nêu trên. Tôi không có gì để nói. Đơn giản đó là vì bạn thích, còn cái bạn like hay (+) bạn có thích hay không lại là chuyện khác. Việc của bạn khi nhận được chia sẻ của người khác thì việc đầu tiên là Like hay (+), những chuyện khác tính sau. Đó cũng là một lối hành xử hay đáng để tôi lưu ý và học hỏi.
Nhưng,... Hãy cẩn thận...
Các fanpage không ngừng tận dụng mọi cách để tăng like bằng những chiêu trò. Khi có một lượng fan ổn định và tương tác (Talking about this) tốt, họ sẽ nhận những hợp đồng quảng cáo và thu lợi nhuận. Không khó để bắt gặp một fanpage về chủ đề giải trí bỗng nhiên đăng status hoặc những hình ảnh, liên kết tới sản phẩm hay một dịch vụ nào đó.
Với cách tính mới của Facebook hiện nay, khoảng 20% tổng số fan có thể nhìn thấy bài đăng từ fanpage. Vậy với một fanpage có 10,000 người like, mỗi bài quảng cáo đã có thể tiếp cận với 2,000 người xem. Nếu tính về hiệu quả, việc sử dụng fanpage để quảng bá sản phẩm sẽ tiếp cận được với nhiều người dùng hơn rất nhiều so với những cách truyền thống trong khi chi phí bỏ ra không quá cao.(1)
Giá bán lượt like thường được tính theo gói, với một gói 20 nghìn người like khách hàng có thể phải trả tới 8 triệu đồng. Nếu như khách hàng có yêu cầu thời gian hoàn thành gấp hơn, giá bán có thể đội lên nhiều lần.
Nói một cách khác, không ai rảnh rỗi tới mức ngồi hàng giờ, tập trung sức lực, trí lực và thời gian quý báu của mình để làm việc vô ích. Ai cũng có nhu cầu và mục đích riêng khi làm gì đó. Tôi cho rằng quy luật đó luôn đúng.
Trong khi một số lượng không nhỏ các thành viên các mạng xã hội biết đến cách kiếm tiền dễ dàng này thì bên cạnh đó còn có rất nhiều người ngày càng "nghiêm túc" hơn với từng nút (+) hay Like của mình. Có thể là do các họ thấy thích thú về nội dung đó, hay đó là người đưa tin nhanh nhất, hay cũng có thể đó là do bạn rất thích tính cách của người đăng bài.
Nó đã và đang có tác động lớn lên ngành quảng cáo và truyền thông, đồng thời nó cũng có tác động lớn đến cách chúng ta tương tác với nhau qua một môi trường ảo.
Tính năng "like" đã được Facebook giới thiệu vào năm 2009, và tính năng này đã dần trở nên phổ biến đến nỗi nó đã trở thành một danh từ đúng nghĩa: một cái "like". Cách đây 7 năm, Facebook đã đạt được mức khoảng 1 tỉ "like" một ngày, chắc chắn con số đó hiện nay lớn hơn rất nhiều.(2)
“Đôi khi để câu like cần phải... chai mặt. Làm mọi cách để có được lượng like cần thiết sau đó nhận tiền của người mua. Cách thức mua bán like cũng chuyên nghiệp hơn trước đây rất nhiều. Bọn mình tận dụng nhiều cách riêng để có được lượng like cần thiết, không phải mất công đi nhờ bạn bè like giúp nữa. Với việc mua bán like và fanpage này, mỗi tháng mình cũng được trên 10 triệu đồng.”
Như vậy, ta có thể tóm lược câu trả lời cho nghi vấn: "Like hay (+) để làm gì?" như sau:
- Thích
- Kiếm tiền
- Nhà mạng và mọi người nhận biết những bài đăng chất lượng.
- Thể hiện cái tôi, quan điểm cá nhân, quyền tự do cá nhân, tự do chính kiến.
- Góp phần công nhận và thúc đẩy "chất lượng" của sản phẩm thương mại điện tử.
- Khuyến khích sự sáng tạo và lao động nghiêm túc với các thông tin đăng tải và chia sẻ.
Hệ quả
Khi con số thành viên đăng ký Facebook đạt ngưỡng 2 tỷ, thì các nhà nghiên cứu cũng cùng lúc vào cuộc. Khi họ nhận được những kết quả điều tra thì các con số đã không ngừng nhảy vọt, các thói quen đã hình thành. Khi đã thành thói quen thì hệ lụy của nó chẳng ai tưởng tượng nổi. Từ "Nghiện" bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn và gán cho thứ sản sinh ra nó: "Facebook". Và cũng từ đó, hai luồng ý kiến trái chiều vẫn gay cấn trong cuộc chiến phân định đúng-sai với nút "Like" là tâm điểm. Khi các doanh nhân quan tâm đến những nút (+) hay Like nhiều hơn thì cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía có sự chi phối của đồng tiền. Người bảo vệ quan điểm "nút Like hay (+) đúng nghĩa chỉ biết thu mình và kiên định với ý niệm về tính đúng đắn của việc ấn Like & (+).
Mới đây, ở Thụy Sĩ đã xảy ra sự việc một người đàn ông bị toà tuyên án phạt 4100 USD, lí do vì ông đã nhấn "like" nhiều bài đăng có tính chất xấu và hận thù trên Facebook. Còn ở Mỹ vào năm 2013, một nhóm nhân viên của công ty nọ đã bị sa thải vì "like" trang fanpage của đối thủ, những người nhân viên đã kiện cáo và đã thua ở phiên toà đầu tiên, nhưng sau đó lại thắng ở mục kháng cáo vì toà án cho rằng việc "like" là quyền tự do của mọi người.
Hãy đặt sự lựa chọn của bạn đúng nghĩa
Đối với Facebook hay Google, những cái (+) hay Like họ sẽ dùng chỉ số "like" để nhận biết bài đăng nào chất lượng và cần hiển thị lên bảng tin News Feed của nhiều người hơn. Với Facebook, mỗi cái "like" là một sự chứng thực về chất lượng bài đăng.
Tuy là nói vậy, nhưng các đơn vị chủ quản thì lại cấu hình phản ứng với các "phong trào" Like hay (+) khác nhau. Trong khi tìm khắp Facebook không thấy một nút Dilike, thì Google bàng quan hơn khi xây dựng cơ sở đánh giá chất lượng bài đăng có cả nút Thích và Không thích.
Mặc dù Facebook trổi vượt hơn Google về mức độ phổ biến và người dùng, nhưng ở góc độ nào đó tôi luôn bảo lưu quan điểm "Nói không với Facebook". Lý do là bởi gã này chỉ dùng nút "Like" mà không dùng thêm nút "Dislike" bên cạnh. Điều đó khiến tôi khó chịu mỗi khi phải nhận những luồn tin hay bài đăng phản cảm, gây khó chịu.
Cuộc sống "luôn tồn tại hai mặt đối lập", sự tốt lành luôn chống lại sự dữ, cái đúng luôn phải gồng mình chống lại cái sai,... Tương tự, Like hay Dislike vẫn luôn là cuộc chiến. Quan điểm từ các triết gia đều dạy chúng ta rằng "phải có đấu tranh thì mới có phát triển", nếu cái gì cũng hay, cũng tốt thì cần con người nỗ lực sáng tạo làm gì? Trong khi sự đúng-sai không phải lúc nào cũng phải là câu trả lời. Sự tương đối luôn ngự trị, và cho đến khi "sự thật" và chân lý được chứng minh tường tỏ, khi ấy kết quả liệu có còn quan trọng khi mà thế nhân đã trải qua bao phen sóng gió giữa cái được và mất.
Hãy đặt lựa chọn của bạn đúng nghĩa... Bởi vì nếu bạn vô ý hoặc chủ ý đặt sai sự tín nhiệm, thì đồng nghĩa với việc bạn tiếp tay cho những điều xấu mà rất có thể bạn chưa ngờ đến tác hại hay hậu quả do nó mang lại. Hãy đưa ra lựa chọn xứng đáng cho những gì bạn cảm nhận, vì đó không chỉ là việc bạn được nhận lãnh mà còn là sự cho đi sự phản hồi của bạn, và rất có thể với những ý kiến của bạn sẽ giúp họ có thêm động lực, sáng kiến để hoàn thiện bài viết hay sản phẩm của mình hơn. Nếu đã dừng chân để trải nghiệm, đừng vội rời đi và tiếc vài giây để đưa ra nhận định của mình cho sự trải nghiệm vừa qua của mình. Like hay (+) rốt cuộc cũng chỉ là một phương tiện, những cái nút vô hồn, nhưng với rất nhiều người nó hơn cả "một cái nút".
Riêng với M21love, 2 cái nút ấy vô giá trị. Những Bình luận, nhận xét, Commnet,... nói chung là phản hồi của bạn mới là điều trân quý hơn cả. Khi một cuộc đối thoại mở ra, thì rất nhiều điều kỳ diệu đang đón chờ phía trước.
Nguồn tham khảo
[1] Kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng từ việc câu like Facebook
[2] Đây mới là ý nghĩa thực sự của nút "like" trên Facebook, nó không như bạn vẫn tưởng
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.