Việc fan Việt phá hoại hình ảnh CĐV Việt đã được phản ánh, đưa ra bàn luận trên nhiều diễn đàn và bị đả kích nhiều, thậm chí được đưa lên báo nước ngoài. Sự cuồng nhiệt và tích cực tương tác là điều tốt nhưng khi sa đà vào phẫn nộ, chỉ trích thậm chí văng tục là điều đáng lên án.
Chứng kiến quá nhiều bình luận của CĐV Việt Nam và liên tục nhắc đến Công Phượng, một CĐV Bỉ có tài khoản MXH có tên là Pieter Schroeders đã lên tiếng một cách khá khó chịu:
Nhiều CĐV Việt Nam sau đó cũng lên tiếng xin lỗi trên fanpage và kêu gọi những fan Việt khác không nên hành xử thiếu lịch sự, làm ảnh hưởng đến Việt Nam và cá nhân Công Phượng.
Còn nhớ năm ngoái, trọng tài Christopher Beath – người điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ngày 20/1/2018 – đã phải khóa tài khoản Facebook sau trận đấu vì cổ động viên Việt Nam tìm vào chửi bới quá nhiều.
Trong trận đấu này, “vị vua áo đen” đã thổi quả penalty trong một tình huống được cho là không thật sự rõ ràng, khiến U23 Iraq có bàn gỡ hòa 1-1. Quyết định của ông Beath gây nhiều tranh cãi trên mạng. Ông nhận nhiều chỉ trích trên mạng vì bị cho rằng quyết định thổi phạt đền không đúng.
Phần lớn những lời bình kèm theo đó dành cho trọng tài người Australia có nội dung không tốt đẹp, thậm chí chửi rủa, xúc phạm cá nhân.
Có khá nhiều người bình luận, phán xét như thể mình là huấn luyện viên đội bóng, nhưng không hề đưa ra được lập luận hợp lý mà lại chăm chăm công kích cá nhân và đổ lỗi cho cầu thủ.
Tháng 10/2018, tiền vệ đội tuyển nữ quốc gia Anh – Karen Carney (31 tuổi), người ghi bàn thắng duy nhất giúp Chelsea giành chiến thắng trước Fiorentina trong khuôn khổ Champions League – đã nhận được loạt tin nhắn dọa từ fan.
Nội dung tin nhắn đe dọa cô sẽ bị giết và hiếp dâm vì đã để lỡ một số pha ghi bàn cho đội nhà trong hiệp 2.
Sự việc nghiêm trọng đến mức Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đã phải yêu cầu cảnh sát và các công ty công nghệ vào cuộc, tìm ra thủ phạm giải quyết.
Bởi vì sống ở thời này chỉ cần làm lố một tí, ăn nói thiếu cẩn trọng thì rất có thể sẽ được đưa lên bàn cân và trở thành tấm bia trước dùi mũi của dư luận. Thậm chí chẳng gây ra chuyện gì cũng phải chịu "tai bay vạ gió". Nghĩ đến đây, tôi không dám nghĩ nữa.
Tại sao? Tại sao giới trẻ bây giờ được ăn học đầy đủ, học cao hiểu biết nhiều lại ăn nói, hành xử còn tệ hơn nền giáo dục tại gia của ông bà ngày xưa? Phải chăng đó là bản chất vốn có trong phần CON của mỗi người. Chúng bị kìm hãm trong một thời gian đủ dài và đủ "đầy" để khi có dịp là..."phun".
Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín ở đâu? Phản pháo, đả kích, soi mói, xỉa xói, lăng mạ, chế giễu người ta bằng những lời chửi thề vô nghĩa thì "Nhân" ở đâu? Lễ ở đâu khi phản biện người khác lại thiếu đi sự tôn trọng? Khi Nhân và Lễ bị bỏ qua, quên đi thì Trí ở đâu với những cái đầu đang "ấm" dần lên; những lời nói thể hiện "có ăn-học", có tri thức ở đâu mà cứ thay thế bằng chửi thề, lôi mồ cha đất tổ người ta. Xem ra, cái gọi là "Tự hào quá Việt Nam ơi" chỉ là câu nói xuông, câu nói "cho có với người ta" chứ làm gì có cái gọi là "Tự hào" nào. Thật may, còn rất nhiều người còn tỉnh táo mà bảo ban nhau biết "dừng đúng lúc" và nên hành xử cho đúng mực hơn. Tín ở đâu khi người Việt ngày càng trở nên xấu xí trong mắt bè bạn quốc tế?
Bất kỳ ai giờ đây khi lên Google search cụm từ "cư dân mạng phẫn nộ" thì có cả triệu kết quả cho cụm từ khóa đó. Tôi tự hỏi: "Vì sao người ta dễ dàng lên án hay chỉ trích, tấn công liên tục vào "nhà người khác" như vậy?
Ở Việt Nam nói riêng và trong làng thể thao thế giới nói chung, các hành vi phá hoại, ảnh hưởng đến thể thao fair-play như đốt pháo sáng, ném đồ vào cầu thủ, ném đá xe bus chở đội bóng… đều đáng bị xử phạt bằng các chế tài. Nhưng đối với những hành vi quấy rối trên mạng xã hội rất khó kiểm soát và vẫn chưa có hình thức xử lý nào cụ thể và hiệu quả.
“Các cá nhân có xu hướng tìm đến những quan điểm giống mình và tập hợp thành đám đông, để củng cố cho sự tự tin và thỏa mãn về ‘sức mạnh’ mà họ đang sở hữu, và ‘yên tâm chặt’ là hành vi và phát ngôn của mình không phải chịu trách nhiệm gì cả”. Đặc biệt trong thời đại 4.0 này, các kênh digital (kỹ thuật số) như Facebook, Twitter… ngày càng phát triển mạnh, nó trở thành con dao hai lưỡi. Chúng ta có thể nhờ nó để quảng bá hình ảnh đất nước thì cũng có thể vì nó mà làm bộ mặt của nước nhà tệ đi rất nhiều.
Vẫn biết rằng cảm xúc, hành vi quá khích của người hâm mộ là không tránh khỏi. Nhưng chúng ta không cổ súy cho những hành vi không đẹp, cả trong thực tế hay trên mạng xã hội. Hãy là người hâm mộ bóng đá có hiểu biết và bày tỏ tình yêu ấy một cách văn minh.
Lại... chuyện "làm loạn" Fanpage "nhà người ta" của Fan Việt |
Từ chuyện bóng đá
Từ Incheon United đến Sint-Truidense V.V, một bộ phận CĐV Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì thói quen "làm loạn" fanpage CLB chỉ vì một lý do: Công Phượng không được vào sân thi đấu tối 20/7, khi STVV đá giao hữu với PAOK FC và để thua 0-4. Ngay lập tức, những bình luận thiếu lịch sự của một bộ phận fan Việt lại được dịp xuất hiện trên fanpage STVV.Chứng kiến quá nhiều bình luận của CĐV Việt Nam và liên tục nhắc đến Công Phượng, một CĐV Bỉ có tài khoản MXH có tên là Pieter Schroeders đã lên tiếng một cách khá khó chịu:
“Quản lý trang nên lọc bớt những bình luận lố bịch bởi những CĐV đến từ Việt Nam. Có lẽ bình luận của những CĐV Bỉ sẽ chẳng còn được trông thấy nữa vì bị lấp đầy bởi những kẻ lố bịch cuồng tín Công Phượng.Tài khoản Seppe Dewael còn xỏ xiên rằng: “Đang có nhiều người Việt Nam tương tác hơn cả số CĐV trung bình mùa tới của CLB”.
Công Phượng không đẳng cấp như Messi để có thể tự mình định đoạt số phận một trận đấu như các bạn nghĩ. Tôi chưa thể đánh giá về CP15 ngay vì chưa được xem anh ấy thi đấu trực tiếp nhưng chắc chắn HLV Marc Brys có lý do của ông ấy khi để anh ta dự bị.
Tôi chưa bao giờ nghe về những CĐV Việt Nam và bây giờ thì tôi đã thấy với những biểu tượng cảm xúc lố bịch khi một cầu thủ họ yêu thích không được ra sân thi đấu”.
Nhiều CĐV Việt Nam sau đó cũng lên tiếng xin lỗi trên fanpage và kêu gọi những fan Việt khác không nên hành xử thiếu lịch sự, làm ảnh hưởng đến Việt Nam và cá nhân Công Phượng.
Còn nhớ năm ngoái, trọng tài Christopher Beath – người điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ngày 20/1/2018 – đã phải khóa tài khoản Facebook sau trận đấu vì cổ động viên Việt Nam tìm vào chửi bới quá nhiều.
Trong trận đấu này, “vị vua áo đen” đã thổi quả penalty trong một tình huống được cho là không thật sự rõ ràng, khiến U23 Iraq có bàn gỡ hòa 1-1. Quyết định của ông Beath gây nhiều tranh cãi trên mạng. Ông nhận nhiều chỉ trích trên mạng vì bị cho rằng quyết định thổi phạt đền không đúng.
Phần lớn những lời bình kèm theo đó dành cho trọng tài người Australia có nội dung không tốt đẹp, thậm chí chửi rủa, xúc phạm cá nhân.
Có khá nhiều người bình luận, phán xét như thể mình là huấn luyện viên đội bóng, nhưng không hề đưa ra được lập luận hợp lý mà lại chăm chăm công kích cá nhân và đổ lỗi cho cầu thủ.
Tháng 10/2018, tiền vệ đội tuyển nữ quốc gia Anh – Karen Carney (31 tuổi), người ghi bàn thắng duy nhất giúp Chelsea giành chiến thắng trước Fiorentina trong khuôn khổ Champions League – đã nhận được loạt tin nhắn dọa từ fan.
Nội dung tin nhắn đe dọa cô sẽ bị giết và hiếp dâm vì đã để lỡ một số pha ghi bàn cho đội nhà trong hiệp 2.
Sự việc nghiêm trọng đến mức Liên đoàn bóng đá Anh (FA) đã phải yêu cầu cảnh sát và các công ty công nghệ vào cuộc, tìm ra thủ phạm giải quyết.
Nhìn ra cộng đồng và xã hội
Không chỉ ở bóng đá, mà cộng đồng mạng cũng chẳng tha cho bất kì lĩnh vực nào. Chỉ cần "chướng tai, gai mắt" một xíu là "gạch đá" cứ thế hướng về các nạn nhân. Tôi thiết nghĩ, sống ở thời đai này các trường nên có thêm một bộ môn mới, đó là Môn Gạch đá.Bởi vì sống ở thời này chỉ cần làm lố một tí, ăn nói thiếu cẩn trọng thì rất có thể sẽ được đưa lên bàn cân và trở thành tấm bia trước dùi mũi của dư luận. Thậm chí chẳng gây ra chuyện gì cũng phải chịu "tai bay vạ gió". Nghĩ đến đây, tôi không dám nghĩ nữa.
Hội chứng làm loạn
Tại sao? Tại sao giới trẻ bây giờ được ăn học đầy đủ, học cao hiểu biết nhiều lại ăn nói, hành xử còn tệ hơn nền giáo dục tại gia của ông bà ngày xưa? Phải chăng đó là bản chất vốn có trong phần CON của mỗi người. Chúng bị kìm hãm trong một thời gian đủ dài và đủ "đầy" để khi có dịp là..."phun".
Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín ở đâu? Phản pháo, đả kích, soi mói, xỉa xói, lăng mạ, chế giễu người ta bằng những lời chửi thề vô nghĩa thì "Nhân" ở đâu? Lễ ở đâu khi phản biện người khác lại thiếu đi sự tôn trọng? Khi Nhân và Lễ bị bỏ qua, quên đi thì Trí ở đâu với những cái đầu đang "ấm" dần lên; những lời nói thể hiện "có ăn-học", có tri thức ở đâu mà cứ thay thế bằng chửi thề, lôi mồ cha đất tổ người ta. Xem ra, cái gọi là "Tự hào quá Việt Nam ơi" chỉ là câu nói xuông, câu nói "cho có với người ta" chứ làm gì có cái gọi là "Tự hào" nào. Thật may, còn rất nhiều người còn tỉnh táo mà bảo ban nhau biết "dừng đúng lúc" và nên hành xử cho đúng mực hơn. Tín ở đâu khi người Việt ngày càng trở nên xấu xí trong mắt bè bạn quốc tế?
Bất kỳ ai giờ đây khi lên Google search cụm từ "cư dân mạng phẫn nộ" thì có cả triệu kết quả cho cụm từ khóa đó. Tôi tự hỏi: "Vì sao người ta dễ dàng lên án hay chỉ trích, tấn công liên tục vào "nhà người khác" như vậy?
Ở Việt Nam nói riêng và trong làng thể thao thế giới nói chung, các hành vi phá hoại, ảnh hưởng đến thể thao fair-play như đốt pháo sáng, ném đồ vào cầu thủ, ném đá xe bus chở đội bóng… đều đáng bị xử phạt bằng các chế tài. Nhưng đối với những hành vi quấy rối trên mạng xã hội rất khó kiểm soát và vẫn chưa có hình thức xử lý nào cụ thể và hiệu quả.
“Các cá nhân có xu hướng tìm đến những quan điểm giống mình và tập hợp thành đám đông, để củng cố cho sự tự tin và thỏa mãn về ‘sức mạnh’ mà họ đang sở hữu, và ‘yên tâm chặt’ là hành vi và phát ngôn của mình không phải chịu trách nhiệm gì cả”. Đặc biệt trong thời đại 4.0 này, các kênh digital (kỹ thuật số) như Facebook, Twitter… ngày càng phát triển mạnh, nó trở thành con dao hai lưỡi. Chúng ta có thể nhờ nó để quảng bá hình ảnh đất nước thì cũng có thể vì nó mà làm bộ mặt của nước nhà tệ đi rất nhiều.
Vẫn biết rằng cảm xúc, hành vi quá khích của người hâm mộ là không tránh khỏi. Nhưng chúng ta không cổ súy cho những hành vi không đẹp, cả trong thực tế hay trên mạng xã hội. Hãy là người hâm mộ bóng đá có hiểu biết và bày tỏ tình yêu ấy một cách văn minh.