Thực sự đây là vấn đề "rắc rối" mỗi khi ta cố lý giải. Ngày sinh âm và ngày sinh dương, rồi tuổi thật so với tuổi giấy tờ,...
Điều này cũng gây khá nhiều rắc rối, phức tạp cho các nhà khảo cứu sử học, biên soạn gia phả. Đã có trường hợp anh em cùng cha cùng mẹ sinh ra mà em nhiều tuổi hơn anh. Chỉ có lá số tử vi là chính xác nhất, chính xác đến từng giờ, nhưng ít người còn giữ được lá số tử vi, phần lớn ông bố bà mẹ chỉ nhớ được con mình câm tinh con gì, qua đó mà tính ra tuổi thực (tuổi mụ).
Như trên đã nói, có ba lý do khai bớt tuổi:
- Để chậm được vài năm khỏi phải đóng thuế thân và đi phu, đi lính.
- Dưới thời Pháp thuộc, để tránh hạn định quá tuổi không được đi học, không được thi.
- Do việc vào sổ họ chậm gần một năm còn việc vào sổ làng, hàng phe, hàng giáp, có khi chậm đến năm sáu năm.
Trường hợp nâng tuổi lên cũng có ba lý do nhưng không phổ biến lắm:
- Để nhanh đến tuổi lấy vợ (theo lệ "nữ thập tam, nam thập lục"). Nhiều gia đình muốn cưới con dâu về sớm để có kẻ ăn người làm và để sớm có cháu nối dõi tông đường.
- Dưới thời Pháp thuộc, các công sở không tuyển người dưới 18 tuổi nên phải khai tăng tuổi.
- Một số địa phương, có lệ làng cho tăng thêm tuổi để chóng đến tuổi lên lão mừng thọ.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.