Đã bao đêm bạn nằm trên giường và trăn trở rằng: "tại sao khi sáng bạn không thẳng thắn hay cách nào đó hợp lý hơn để từ chối lời đề nghị của người đồng nghiệp?, mà đáng lẽ ra chỉ cần bạn chối từ cách khéo léo thì đã chẳng "hở mồm mắc quai", để rồi khó xử,... làm thì thiệt thân, mà không làm thì cũng chẳng giống ai.
Đó chỉ là một trong vô vàn thứ bạn gặp phải khi tồn tại trên đường đời. Bạn cứ trung thực nhìn nhận lại tất cả những gì khiến bạn áy náy thì chúng phần lớn đều có xuất phát điểm từ giây phút lưỡng lự, ẫm ờ khi bản thân phải quyết định "nên hay không" việc "chối từ" lời yêu cầu, đề nghị từ ai đó.
Có một bài hát đặt tên là "Hứa thật nhiều, thất hứa thật nhiều", tôi thì tôi không hiểu vì sao người sáng tác lại lấy tựa đề như thế, tôi suy đoán đó là do tạo cái Hot, hoặc cũng trăm bề khóc hận đây. Ở đây, tôi chỉ mượn cái tựa để nói về cách hành xử hàng ngày với nhau giữa người với người mà thôi. Hứa hẹn thì chẳng gì là tội lỗi. Nó trở thành tội lỗi hay cái cớ khi người ta muốn, cần có một điểm tựa để tố, truy vấn nhau. Tuy vậy, vấn đề ở chỗ là vì lời hứa hẹn đó mà ảnh hưởng đến ai đó, hoặc làm cho ai đó thất vọng thì cũng là điều không tốt, là sai trái. Cách tốt nhất là "điều gì thực sự chắc chắn, nắm chắc trong tay rồi thì hãy hứa. Mà đã hứa thì phải làm cho bằng được". Nhưng đâu phải lời hứa nào cũng cần phải thực hiện... mà đơn giản, nó đáp ứng, thõa mãn hai lỗ tai người cần nghe.
Hầu hết chúng ra được dạy cách đáp ứng nhu cầu của người khác chứ không phải sở thích cá nhân. Thế nhưng, khi những yêu cầu nằm ngoài khả năng, bạn có thể nói lời từ chối. Điều đó hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, điều quan trọng là bạn cần nói “không” một cách nhẹ nhàng, tế nhị để bản thân không cảm thấy day dứt và không làm mất lòng người đối diện.
Bạn có thể tin, bởi điều này cũng không nhất thiết là đúng. Có lẽ bạn đang quá dàn trải, và bạn có thể thay đổi.
Có rất nhiều lời khuyên hữu ích về quản lý thời gian và hiệu quả làm việc, nhưng tôi tin rằng một trong những cách hữu hiệu nhất là nghệ thuật nói “KHÔNG”.
Đó là nói không với chính mình, không với nhân viên, không với bạn bè, vâng, thậm chí không (đôi khi) với khách hàng. Hãy nhìn lại thời gian mà bạn hối tiếc nói “đồng ý” cho một điều gì đó mà khiến bạn xao nhãng công việc chính. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và sức lực nếu bạn dứt khoát.
Những người thành công nhất hiểu rằng cách bạn nói “không” có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc duy trì sự tôn trọng của người khác và phá hỏng một mối quan hệ.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để
học cách nói "KHÔNG" hay "TỪ CHỐI"?
Hiểu được yêu cầu
Hầu như không có cứ ai yêu cầu bạn làm điều một gì đó mà không có một lý do vững chắc, vì vậy khá là an toàn để giả định rằng đó là lúc họ yêu cầu một đặc ân, nó ý nghĩa với họ. Những người thành công thường dành thời gian để hiểu tại sao mỗi yêu cầu là quan trọng đối với người yêu cầu. Nó cũng cho thấy họ quan tâm đến người trình bày ngay cả khi họ không có thời gian để giúp đỡ.
Với việc dồn tâm trí vào vấn đề được yêu cầu, ngay cả một khoảng thời gian rất ngắn thời gian cũng nói với người khác rằng bạn đánh giá cao họ và những gì họ đang cố gắng để đạt được.
Xác định tầm nhìn của bạn
Hiểu trọn vẹn những mục tiêu của riêng bạn trước khi bạn có thể quyết định yêu cầu nào bạn có thể dành sự chú ý tới. Những người thành công có cách tiếp cận "mục tiêu đầu tiên", theo đó họ xác định mục tiêu chính của mình và chỉ đồng ý giúp đỡ với những dự án vận hành cùng hướng với các mục tiêu này. Thông qua việc thực hành chiến lược này sẽ giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng nhất tại một thời điểm, vì vậy bạn có thể dễ dàng nói "không" ngay lập tức các yêu cầu khác, thay vì trì hoãn và lãng phí thời gian.
Phản hồi nhanh chóng
Những người thành công không chờ đợi để phản hồi những yêu cầu; họ thường nhanh chóng mang đến cho người khác câu trả lời là có hoặc không. "Điểm then chốt ở đây là tiêu hóa nguồn thông tin và tầm quan trọng của nó càng nhanh càng tốt, từ đó bạn có thể nhận ra một trong những bước tiếp theo" .
Hãy đơn giản hóa và nhanh chóng phản hồi những yêu cầu mà bạn biết mình không có thời gian cho nó bởi bạn không muốn nói “không” cũng là đang lãng phí thời gian của tất cả mọi người. Bạn sẽ được tôn trọng nhiều hơn với việc ra quyết định một cách kịp thời, ngay cả khi không phải ai cũng thích sự lựa chọn của bạn.
Giải thích lý do tại sao
Việc nói không mà không kèm theo một lời giải thích làm cho câu trả lời của bạn trở nên khắc nghiệt vì nó không cho phép người khác cơ hội hiểu từ đâu bạn quyết định như vậy, de Haaff cảnh báo. Hãy giải thích “tại sao" để làm cho "một thứ nào đó " trở nên đơn giản để tiêu hóa, ông nói.
Bạn cần phải làm nó trở nên thân thiện hơn. Những người thành công thường hướng tới mục tiêu trở nên càng minh bạch càng tốt vì họ hiểu rằng cho người khác thấy quan điểm của mình sẽ giúp những người bị từ chối hiểu cả lý do tại sao họ phải nói không và đó không phải mang tính chủ quan.
[full_width]
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.