15 năm nay Phòng nghiên cứu về người tiêu dùng của Ericsson chuyên nghiên cứu giá trị quan, hành vi và phương thức sử dụng các sản phẩm và dịch vụ ICT của người tiêu dùng. Năm 2013, đã có 10 xu hướng tiêu dùng ICT được đưa ra…
Người phụ trách phòng nghiên cứu này cho biết: Mỗi năm chúng tôi tiến hành phỏng vấn và điều tra hơn 10 vạn người tiêu dùng ở hơn 40 nước và trên 15 thành phố lớn trên thế giới. Các dữ liệu điều tra tích lũy nhiều năm cho thấy: nhịp điệu thay đổi ngày càng nhanh và nhanh hơn bất cứ giai đoạn nào trước đây.
1. Sự thay đổi về nhận thức đối với Điện toán đám mây sẽ thay đổi nhu cầu của con người đối với việc sử dụng thiết bị. Ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Thụy Điển khoảng trên 50% thuê bao sử dụng máy tính bảng và khoảng 40% thuê bao di động tỏ ra thích thú với những tiện ích mà điện toán đám mây mang lại, trong khi trên các thiết bị di động khác không thể sử dụng các ứng dụng và dữ liệu tương tự.
2. Mô hình tính toán bồi dưỡng tư duy kiểu phân tán. Khi mà các máy tính để bàn, các sổ tay điện tử ngày càng ứng dụng kiểu máy tính bảng và tiện ích của Điện toán đám mây thì người tieu dùng ngày càng xa rời mô thức tính toán kiểu tập trung, cố định. Khi chúng ta xếp hàng mua vật dụng hoặc cùng bạn bè tán gẫu tại tiệm cà phê có thể đem theo một cách dễ dàng các thiết bị xử lý phục vụ cho công việc. Giờ đây người ta thích mua máy tính bảng hơn là máy tính để bàn, thích mua máy điện thoại thông minh hơn là mua sổ tay điện tử.
3. Kết nối với thông tin băng rộng khi đến chỗ làm việc. 57% thuê bao điên thoại thông minh khilàm việc sử dụng các dịch vụ gia tăng giá trị trên máy điện thoại thông minh. Để kịp thời nhận được các thông tin và duy trì mối quan hệ với các nhóm xã hội khác nhau, người ta đang ngày càng sử dụng nhiều máy điện thoại thông minh và các thông tin báo chí. Thí dụ dùng máy điên thoại thông minh để gửi bưu kiện, đặt kế hoạch đi công tác, tìm kiếm địa chỉ cho công việc... Những nhu cầu này tất yếu dẫn đến nhu cầu sử dụng băng thông rộng của các máy điện thoại thông minh.
4. Đương nhiên các cư dân ở thành thị đại đa số ngày càng sử dụng điện thoại di động. Tập quán vào mạng ở bất cứ chỗ nào, bất cứ lúc nào ngày càng được các cư dân này ưa thích. Không gì có thể cản trở việc người tiêu dùng đang thúc đẩy xu thế di động hóa của mạng Internet. Đến năm 2018, dự báo sẽ có khoảng 3,3 tỷ máy điện thoại thông minh trên toàn thế giới, và lúc đó độ phủ sóng của mạng Internet di động sẽ trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hài lòng của cư dân đối với điều kiện sống của thành phố.
5. Mạng bảo đảm giao tiếp cá nhân. Suy thoái kinh tế đã làm sụt giảm lòng tin của người tiêu dùng đối với các hệ thống và các cơ quan truyền thống. Ngày càng nhiều người tiêu dùng dành sự tín nhiệm cho mạng cá nhân và mạng xã hội. Mạng cá nhân online trở thành mạng an toàn. Trong khi các phương tiên truyền thông xã hội cũng đang thay đổi phương thức tìm việc làm của người tiêu dùng, các kiểu môi giới việc làm trung gian trước đây đang bị thách thức nghiêm trọng.
6. Nữ giới đang thúc đẩy thị trường điện thoại thông minh. Các số liệu điều tra mới đây khẳng định các thuê bao điện thoại giới nữ đang thúc đẩy sự phổ cập của thị trường điện thoại thông minh. Trong các thuê bao điện thoại thông minh thuộc nữ giới có 97% sử dụng dịch vụ gửi tin nhắn, 77% gửi nhận ảnh, 59% sử dụng mạng xã hội, 24% tìm kiếm địa chỉ và còn 17% dành cho dịch vụ hoán đổi các thẻ ưu đãi. Trong các dịch vụ trên thì lượng sử dụng dịch vụ của quý ông thấp hơn hẳn của quý bà.
7. Thành thị sẽ trở thành trung tâm động lực của các mạng xã hội. Cư dân trong nội thành có nhiều bạn trao đổi trực tuyến hơn so với cư dân ngoại thành. 12% cư dân ở các thành phố cho biết: nguyên nhân chủ yếu họ thích sử dụng mạng xã hội là để: “kết nối và trao đổi tư tưởng”. Đây chính là nguyên nhân thứ 3 của việc sử dụng các mạng xã hôiso với 2 nguyên nhân trước là: “Tìm hiểu tình hình mới nhất của bạn thân”, “Thông báo tình hình mới nhất của cá nhân mình”.
8. Nhất thể hóa cửa hàng và trạm Internet. Hiện nay 32% thuê bao điện thoại thông minh đã dùng điện thoại để mua hàng, và bắt đầu kết hợp các ưu điểm của bản thân các cửa hàng và việc mua bán qua mạng. Người tiêu dùng muốn nhìn thấy sản phẩm, sau khi nhận được các thông tin cần thiết và so sánh giá cả thì lập tức mua hàng mà không phải xếp hàng chờ đến lượt.
9. Giao tiếp xã hội qua truyền hình. Có 62% cư dân khi xem các chương trình truyền hình hoặc các tiết mục Video thường sử dụng các mạng xã hội, trong đó 42% số cư dân này mỗi tuần thường trao đổi với bạn bè của mình về các chương trình hoặc tiết mục đó. Có trên 30% các thuê bao đồng ý trả phụ phí khi xem các chương trình này trên các mạng xã hội. Phần lớn các thuê bao này ở nhà dùng các thiết bị di động để xem các chương trìnhhoặc tiết mục này.
10. Phương thức học tập sẽ thay đổi. Nhu cầu nội tại và nguyên nhân khách quan đang thúc đẩy phương thức học tập phải thay đổi: thanh niên không còn là đối tượng chẳng biết gì cả, họ đem những kinh nghiệm kỹ thuật của mình đến lớp học, thúc đẩy sự thay đổi phương thức học tập từ trên xuống dưới. Đồng thời, về phía chính phủ và các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu suất và chất lượng giáo dục không ngừng tìm tòi các giải pháp ICT mới. Mạng Internet kết nối trên phạm vi toàn cầu đã thay đổi tương lai của các cháu thiếu nhi. Ấn Độ có 69 triệu thanh thiếu niên từ 9 -18 tuổi, trong số đó 30 triệu thanh thiếu niên có máy điện thoại...
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.