"Theo đánh giá toàn cầu của chúng tôi về các điều kiện khí tượng hiện nay, Việt Nam đang hứng chịu những tác động thời tiết tồi tệ nhất thế giới", Grahame Madge, người phát ngôn Văn phòng Khí tượng Anh (Met), cơ quan khí tượng quốc gia của Anh, nói với VnExpress. Met được thành lập từ năm 1854, là một trong những cơ quan cung cấp thông tin thời tiết và khí hậu hàng đầu thế giới.
Từ khi bão Linfa đổ bộ vào các tỉnh miền Trung Việt Nam hôm 11/10, khu vực này đến nay liên tiếp có mưa lớn, gây lũ lụt và lở đất. Tính đến 18/10, mưa lũ làm 84 người chết, 38 người mất tích, gần 53.000 hộ dân phải sơ tán. Sạt lở núi ở Quảng Trị khiến 22 người bị vùi lấp, 13 người thiệt mạng ở trạm kiểm lâm 67, Thừa Thiên Huế khi họ đang trên đường giải cứu 15 công nhân mất tích ở thuỷ điện Rào Trăng 3.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, địa bàn bị thiệt hại rải khắp 10 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên làm 12 tuyến quốc lộ, hơn 17.400 m đường giao thông địa phương bị sạt lở, hư hỏng, trong đó nặng nề nhất là Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Nam.
Về dài hạn, khả năng hình thành một cơn bão nhiệt đới mạnh hơn ở Biển Đông có thể đẩy rãnh áp thấp gió mùa xuống miền nam Việt Nam, giúp thời tiết ở miền Trung tạnh ráo hơn.
Giáo sư Kei Yoshimura, Khoa nghiên cứu môi trường tự nhiên, Đại học Tokyo, Nhật Bản, cho biết bão Linfa đổ bộ vào miền Trung Việt Nam là nguyên nhân chính gây mưa lớn bất thường. Bên cạnh đó, áp thấp nhiệt đới ở gần Philippines xuất hiện ngay sau Linfa, làm tăng hơi ẩm cho Linfa do chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, lo ngại những trận lụt tương tự sẽ trở thành hiện tượng "bình thường mới" ở khu vực ven biển miền Trung Việt Nam. Khi mực nước biển dâng và tiến sâu vào đất liền, nước lũ sẽ dâng cao hơn so với trước đây.
Eyler cảnh báo khu vực ven biển sẽ bị xuống cấp thêm qua mỗi năm, do đó Việt Nam cần tính đến một vài phương án xử lý. Các lựa chọn gồm xây tường chắn, tìm khu tái định cư cho người dân hoặc tìm sinh kế mới cho họ, quy hoạch lại khu vực nông thôn và thành thị.
Chuyên gia này cho rằng với 30% dân sống ở vùng ven biển dễ bị lũ lụt, Việt Nam cần có phản ứng sáng tạo để các nước khác có thể coi như bài học kinh nghiệm, nếu không sẽ phải hứng chịu các thảm họa lũ lụt liên tiếp trong tương lai.
Yoshimura đề xuất Việt Nam nên thúc đẩy hoạt động của hệ thống cảnh báo lũ trong dài hạn. Dựa trên tiến bộ của thông tin từ vệ tinh và dự đoán bằng số, việc dự đoán lũ trước 24h là khả thi, giúp người dân sơ tán an toàn.
"Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm của mưa và bão, do đó những kinh nghiệm trước đây có thể không còn hữu ích trong những thập kỷ tới", Yoshimura cảnh báo.
Gần 9.000 cán bộ, chiến sĩ tiếp tục tham gia khắc phục hậu quả thiên tai
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến 7 giờ sáng 25/10, mưa lũ và sạt lở đất tại miền Trung (từ ngày 16-25/10/2020) đã khiến 148 người chết và mất tích (tăng 10 người).
Trong số 130 người bị tử nạn, Nghệ An có 2 người; Hà Tĩnh: 6 người; Quảng Bình: 19 người (tăng 8 người); Quảng Trị: 50 người; Thừa Thiên Huế: 31 (tăng 1 người); Đà Nẵng: 3 người; Quảng Nam: 13 (tăng 2 người); Quảng Ngãi: 1 người; Kon Tum: 2 người; Gia Lai: 1 người; Đắk Lắk: 1 người; Lâm Đồng: 1 người.
Ngoài ra, có 18 người bị mất tích. Trong đó, Quảng Trị có 4 người; Thừa Thiên Huế: 12 người; Đà Nẵng: 1 người; Gia Lai: 1 người.
Về nhà ở, có 885 nhà bị hư hỏng. Nghệ An: 73 nhà; Quảng Bình: 129 nhà; Quảng Trị: 175 nhà; Thừa Thiên – Huế: 74 nhà; Đà Nẵng: 4 nhà; Quảng Nam: 210 nhà; Quảng Ngãi: 161 nhà, Kon Tum: 59 nhà; hiện 326 ngôi nhà bị ngập (tại 3 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), giảm 274 nhà so với báo cáo nhanh ngày 24/10.
Về nông nghiệp, có 1.418ha lúa và 7.871ha hoa màu bị ngập, hư hại; 7.039 con gia súc và 927.792 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Về giao thông, hiện các tuyến đường còn sạt lở ách tắc, gồm: Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây còn 16 điểm (Quảng Bình: 2 điểm, Quảng Trị: 7 điểm, Thừa Thiên – Huế: 7 điểm).
Về công tác khắc phục hậu quả sau lũ, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5 điều động 8.984 cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ, 262 phương tiện phối hợp với lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả; Huy động máy bay thả hàng cứu trợ cho người dân thuộc xã Hướng Việt, Hướng Lâm, tỉnh Quảng Trị.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hỗ trợ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị 10 tấn xúc xích và thịt viên, 400 thùng cá hộp, 20.000 quả trứng, 2.000 bếp cồn, 800 triệu đồng; xuất cấp 30.000 lít và 20 tấn hóa chất khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế; chỉ đạo chuẩn bị hạt giống để sẵn sàng hỗ trợ các tỉnh khôi phục sản xuất ngay sau khi lũ rút.
Các bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Công an tiếp tục triển khai khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục giao thông, điện.
Trong số 130 người bị tử nạn, Nghệ An có 2 người; Hà Tĩnh: 6 người; Quảng Bình: 19 người (tăng 8 người); Quảng Trị: 50 người; Thừa Thiên Huế: 31 (tăng 1 người); Đà Nẵng: 3 người; Quảng Nam: 13 (tăng 2 người); Quảng Ngãi: 1 người; Kon Tum: 2 người; Gia Lai: 1 người; Đắk Lắk: 1 người; Lâm Đồng: 1 người.
Ngoài ra, có 18 người bị mất tích. Trong đó, Quảng Trị có 4 người; Thừa Thiên Huế: 12 người; Đà Nẵng: 1 người; Gia Lai: 1 người.
Về nhà ở, có 885 nhà bị hư hỏng. Nghệ An: 73 nhà; Quảng Bình: 129 nhà; Quảng Trị: 175 nhà; Thừa Thiên – Huế: 74 nhà; Đà Nẵng: 4 nhà; Quảng Nam: 210 nhà; Quảng Ngãi: 161 nhà, Kon Tum: 59 nhà; hiện 326 ngôi nhà bị ngập (tại 3 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), giảm 274 nhà so với báo cáo nhanh ngày 24/10.
Về nông nghiệp, có 1.418ha lúa và 7.871ha hoa màu bị ngập, hư hại; 7.039 con gia súc và 927.792 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Về giao thông, hiện các tuyến đường còn sạt lở ách tắc, gồm: Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây còn 16 điểm (Quảng Bình: 2 điểm, Quảng Trị: 7 điểm, Thừa Thiên – Huế: 7 điểm).
Về công tác khắc phục hậu quả sau lũ, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5 điều động 8.984 cán bộ, chiến sĩ và dân quân tự vệ, 262 phương tiện phối hợp với lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả; Huy động máy bay thả hàng cứu trợ cho người dân thuộc xã Hướng Việt, Hướng Lâm, tỉnh Quảng Trị.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hỗ trợ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị 10 tấn xúc xích và thịt viên, 400 thùng cá hộp, 20.000 quả trứng, 2.000 bếp cồn, 800 triệu đồng; xuất cấp 30.000 lít và 20 tấn hóa chất khử trùng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế; chỉ đạo chuẩn bị hạt giống để sẵn sàng hỗ trợ các tỉnh khôi phục sản xuất ngay sau khi lũ rút.
Các bộ: Giao thông vận tải, Công Thương, Công an tiếp tục triển khai khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục giao thông, điện.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.