Type Here to Get Search Results !

Giấc Ngủ và Trạng Thái Nằm Mơ

Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ mà những cảm giác và vận động tạm thời bị hoãn lại một cách tương đối, với đặc điểm dễ nhận thấy là cơ thể bất tỉnh hoàn toàn hoặc một phần và sự bất động của gần như hầu hết các cơ bắp.[1] Nó được phân biệt với sự tỉnh táo bằng khả năng giảm các phản ứng ứng với sự kích thích, và nó dễ dàng bị chấm dứt hơn so với ngủ đông hoặc hôn mê. Giấc ngủ là một trạng thái đồng bộ cao, tăng cường sự tăng trưởng và trẻ hóa của hệ thống miễn dịch, thần kinh, xương và hệ thống cơ bắp. Nó được quan sát thấy ở tất cả các động vật có vú, tất cả các loài chim, và nhiều loài bò sát, động vật lưỡng cư, cá. Ở con người, các động vật có vú khác, và đa số phân loại động vật khác đã được nghiên cứu (như một số loài cá, chim, kiến, ruồi quả), giấc ngủ thường xuyên rất cần thiết cho sự sống.
Tham khảo: Macmillan Dictionary for Students Macmillan, Pan Ltd. (1981), page 936. Retrieved 2009-10-1.
Một điều thú vị là chúng ta nằm ngủ suốt một phần ba quãng thời gian sống của mình, nhưng không hẳn là khi ngủ cơ thể con người hoàn toàn “giải lao”. Trên thực tế, giấc ngủ cho phép cơ thể chúng ta nghỉ ngơi sau một ngày dài vận động và tạo thời gian cho não bộ phân tích các thông tin và dữ liệu thu thập được trong ngày.


Giấc ngủ diễn ra một cách tự nhiên, như là một phần của chu trình 24 giờ tỉnh giấc và nghỉ ngơi – đó là một trạng thái điều chỉnh nhận thức, mà khi đó chúng ta có thể dễ dàng tỉnh giấc. Giấc ngủ rất quan trọng, những người thiếu ngủ sẽ trở nên mệt mỏi, rối bời và dễ bị ảo giác.

Các giai đoạn của giấc ngủ
Giai đoạn 1: thiu thiuLúc đầu bạn lim dim ngủ, mắt nhắm lại, nhịp thở chậm dần, điện não giao động không nhiều. Sóng (qua não) rồi biến mất: bạn ngủ đấy! Nhãn cầu của bạn đảo từ thấp lên cao, cơ đùi co mạnh và đột ngột báo hiệu sự thay đổi cơ. Bạn đã chìm trong thế giới đầy màu sắc rồi ư? Rất bình thường vì đó là những ảo giác trong giai đoạn đầu. 

Giai đoạn 2:Năm phút sau, ảo giác biến mất. Nhãn cầu ngừng chuyển động và những sóng điện não đầu tiên xuất hiện trên điện não đồ. Cơ bạn hoàn toàn thư giãn. 

Giai đoạn 3:Mười lăm phút sau đó, nhiệt độ cơ thể bạn giảm mạnh đồng thời với việc tăng dần sóng điện não. 

Giai đoạn 4:Ba mươi phút sau, bạn rơi vào giấc ngủ sâu, nhịp thở chậm, đây cũng là thời điểm chọn kích thích tố để phân bố cho cơ thể. 

Giai đoạn 5: ngủ sâu. Sau một giờ hai mươi phút khi bắt đầu ngủ, bạn bắt đầu quá trình ngủ sâu mang theo những giấc mơ lạ lùng. Những cú sốc não bộ dường như thường bị lầm với những hoạt động của cơ thể tỉnh táo, điểm khác biệt là cơ không trả lời các lệnh từ trên. Sự bất chợt làm cho khuôn mặt và toàn bộ cơ thể linh hoạt hơn, nhãn cầu chuyển động nhanh trong quỹ đạo và ở người đàn ông có sự cương cứng bộ phận sinh dục...
Sau thời điểm này (thường kéo dài khoảng vài chục phút) bạn trở lại thiu thiu ngủ và tăng huyết áp. Quá trình lại bắt đầu 4 hay 5 lần trong đêm theo dòng thời gian, giai đoạn 3 hay 4 biến mất, bạn lại chìm vào giấc ngủ say cứ mỗi 90 phút.
Những bằng chứng về những hoạt động diễn ra trong cơ thể khi chúng ta ngủ được phát hiện bởi các nhà khoa học – những người theo dõi giấc ngủ bằng cách sử dụng một liệu pháp gọi là electroencephalograph (EEG) để đo sóng não.

Dù cho chúng ta đang tỉnh táo hay đang nghỉ ngơi, sóng não luôn được sản sinh ra liên tục bởi sự lưu thông của các điện tích giữa hàng tỷ neutron trong bộ não. Sóng não bị ảnh hưởng bởi các trạng thái tỉnh táo, cảnh giác, ngủ hay trong giấc ngủ sâu. Những giấc mơ là những sự kiện mà con người trải qua trong giấc ngủ. Chúng có thể là một biểu hiện phụ của việc não bộ đang sắp xếp các sự kiện diễn ra trong ngày và lưu chúng và bộ nhớ của chúng ta.

Giấc Ngủ Sâu và Mộng Du

Giấc ngủ của chúng ta diễn ra theo một mô hình gồm một chuỗi các mốc khác nhau, được sắp xếp theo một trình tự nhất định và tuần hoàn. Khi con người chìm vào giấc ngủ, họ trải nghiệm bốn trạng thái khác nhau, từ lúc gần như còn tỉnh táo đến giấc ngủ sâu – hay còn gọi là giấc ngủ NERM (nonrapid-eye-movement). Trong lúc này, nhịp tim của chúng ta giảm, và các hoạt động não chậm lại. Sau 90 phút, con người tiếp tục bước từ giấc ngủ sâu sang một trạng thái khác, gọi là giấc ngủ REM (rapid-eye movement). Đồng tử của chúng ta di chuyển dưới mí mắt và các giấc mơ bắt đầu xuất hiện. Nhịp thở và nhịp tim tăng, tương tự, hoạt động của não cũng mạnh hơn. Cơ thể không di chuyển, các cơ bắp tê liệt – có thể là để ngăn chặn chúng ta khỏi việc hành động giống như trong giấc mơ đang diễn ra. Sau 5 đến 10 phút, chúng ta quay trở lại giấc ngủ sâu.

Vào buổi tối, chu trình này lặp lại khoảng 5 lần. Giấc ngủ REM bắt đầu sau mỗi 90 phút. Số lượng giấc ngủ sâu tăng vào buổi tối, và thời lượng của các giấc ngủ REM trở nên lớn hơn – chu trình REM cuối cùng diễn ra trong khoảng 50 phút.


, hay giấc mơ, là những trải nghiệm, những ảo tưởng trong trí óc khi ngủ. Hiện tượng mơ không chỉ xảy ra với con người mà cũng có thể xảy ra ở các động vật có vú và một số loài chim. Tuy nhiên khi nói đến giấc mơ chúng ta thường chỉ đề cập đến hiện tượng này ở con người. Các sự việc trong giấc mơ thường không thể xảy ra được hoặc không giống với thực tế, chúng thường nằm ngoài sự điều khiển của người mơ. Ngoại trừ trường hợp giấc mơ sáng suốt (giấc mơ tỉnh táo), trong đó người nằm mơ nhận ra rằng họ đang nằm mơ, đôi khi có thể làm thay đổi thực tại giấc mơ của họ. Những người nằm mơ có thể trải qua những cảm xúc mãnh liệt khi đang mơ, và điều này có thể tạo cảm hứng cho âm nhạc.
Con người thường mơ một đến hai giờ và có thể có bốn đến bảy giấc mơ mỗi đêm. Mọi người đều mơ nhưng chỉ một số người nhớ được giấc mơ của họ, tỷ như Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ (ở thế kỷ 18) có kể lại rõ ràng về các chiêm bao của mình. Giấc mơ của chúng ta thường bao gồm tất cả các tri giác. Chúng ta mơ về các hình ảnh, các âm thanh, các màu sắc, mùi vị, các đồ vật, mọi thứ mà chúng ta có thể cảm nhận. Thỉnh thoảng chúng ta lặp đi lặp lại cùng một giấc mơ. Các giấc mơ này thường khó chịu, đôi khi khủng khiếp. Các giấc mơ khủng khiếp hoặc rất khó chịu thường được đề cập đến như là các ác mộng. Ở thế kỷ 20, nhà tâm thần học người Áo là Sigmund Freud có nghiên cứu về các chiêm bao.

Trong lịch sử thế giới cổ đại, chính giấc mơ đã giúp Phật giáo được truyền vào Trung Quốc dưới triều Hoàng đế Hán Minh Đế, cũng như Ki-tô giáo được phát triển ở La Mã dưới triều Hoàng đế Constantinus I Đại Đế.Các nghệ sĩ, các nhà văn và các nhà khoa học đôi khi cũng nói rằng họ nhận được các ý tưởng từ trong giấc mơ. Ví dụ, ca sỹ Paul McCartney của The Beatles nói rằng ông đã tỉnh giấc với nhạc phẩm "Yesterday" trong đầu. Nữ văn sĩ Mary Shelley nói bà đã có một giấc mơ mạnh mẽ, sinh động về một nhà khoa học sử dụng một máy móc để tạo ra một loài sinh vật sống. Khi tỉnh dậy, bà bắt đầu viết cuốn sách của bà về một nhà khoa học tên là Frankenstein đã tạo ra loài quái vật khủng khiếp.
Nguồn Wikipedia

Đăng nhận xét

1 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.
  1. Mấy năm trước đây mình nằm mơ đang thi mà không làm được bài ...vì quên hết rồi .... may là mơ !

    Trả lờiXóa