Nhiều quán ăn, quán nhậu hiện nay thường sử dụng các loại dầu ăn rẻ tiền dạng bán xá (bán theo can, bình) không thương hiệu với giá cực rẻ. Đây là các loại dầu được sản xuất từ các loại dầu nguyên liệu phức tạp, kể cả những loại dầu thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, sau đó dùng hóa chất để xử lý khử mùi, tạo màu…
Nguyên liệu tù mù
Tấp xe vào một sạp bán dầu ăn, gia vị tại khu chợ tự phát gần cầu Ông Lãnh (quận 1 - TPHCM), chúng tôi nghe một phụ nữ gọi: “10 kg!”. Như đã hiểu nhau từ trước, người bán đưa ra 2 can dầu ăn đựng trong bình nhựa là vỏ đựng nước khoáng. Sau khi khách hàng này quay đi, chúng tôi tiếp cận người bán thì được biết đó là khách hàng quen, làm việc tại một quán ốc ở quận 5, thường xuyên mua dầu ăn xá dạng này với giá khoảng 26.000 đồng/kg về chế biến các món ăn. Chị bán hàng cho biết dầu ăn loại này được bán theo kg, giá bán lẻ thông thường là 28.000 đồng/kg nhưng nếu mua nhiều và khách quen thì 26.000 đồng/kg.
Đi sâu vào khu chợ này, chúng tôi thấy dầu ăn bán xá rất nhiều. Dầu được chứa trong đủ loại vật dụng như can nhựa, xô nhôm, thùng tôn, một số loại có thương hiệu nhưng rất ít, chủ yếu là dầu không thương hiệu. Ngoài việc bán sỉ, nhiều quầy chiết dầu ra các chai nhựa PET, thậm chí chứa cả trong bịch ni lông.
Tôi cho biết mình cần lấy sỉ dầu xá mang về các chợ ngoại thành bán lẻ, một chủ sạp nhiệt tình tư vấn: Gọi là dầu xá nhưng chất lượng vừa tốt vừa rẻ, chỉ 580.000 đồng đến 650.000 đồng/thùng 30 kg (khoảng 23.000 đồng/lít), trong khi các loại dầu ăn thông thường giá 45.000 - 50.000 đồng/lít. Nói xong, bà chỉ tay vào xô dầu ăn có màu vàng sậm, nói: “Nếu muốn dễ bán thì lấy loại này, tôi để giá tốt nhất cho. Bảo đảm không đâu rẻ hơn”...
Tổng giám đốc một công ty hóa phẩm ở TPHCM cho biết ông đã từng tiếp xúc với một số cơ sở chế biến dầu ăn dạng không tên này. Nguồn dầu nguyên liệu của các cơ sở này thường rất phức tạp. Họ gom hàng từ nhiều nơi như dầu thải (đã qua sử dụng) của các cơ sở chế biến thực phẩm; mỡ động vật, trong đó có mỡ cá, mỡ heo dạt từ những lò giết mổ và từ các tỉnh chuyển về.
Nguy hiểm hơn, người ta còn nhập cả nguồn dầu cải giá bèo từ Trung Quốc, trong đó có cả dầu cải đã qua sử dụng được các nhà máy ở nước này thải ra… Nguồn nguyên liệu này sẽ được xử lý bằng nhiều loại hóa chất khử mùi, tạo màu… để cho ra loại dầu vàng ươm mà nếu nhìn thoáng qua chẳng thua gì dầu ăn của các hãng dầu sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất hoặc đăng ký một nơi nhưng lại sản xuất ở một địa chỉ khác để qua mặt cơ quan chức năng…
Nhiều chất độc
Một người quen chuyên bán dầu ăn tại chợ Phú Lâm (quận 6 - TPHCM) tiết lộ: Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại dầu ăn xá bán rất chạy vì có thể chiên đi chiên lại nhiều lần mà vẫn không bị ngả màu.
Trao đổi với chúng tôi, một vị tiến sĩ khoa học cho biết dầu thực vật về nguyên tắc chỉ sử dụng một lần, không được tái sử dụng. Thế nhưng, trong thực tế, tình trạng dầu ăn thải loại của một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm được tuồn ra thị trường, sau đó người mua đem tái chế, tinh lọc lại bằng nhiều phương pháp, có cả việc cho hóa chất độc hại vào để xử lý rồi bán ra thị trường. Loại dầu này rất độc bởi về mặt hóa học, dầu ăn khi đã đun ở nhiệt độ cao sẽ chuyển từ dạng cit (có lợi cho sức khỏe) sang dạng trans (không có lợi). Nhiều cấu trúc dạng trans kết hợp lại sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư.
Đặc biệt, theo tìm hiểu của chúng tôi, người ta còn pha chế cả các loại dầu nguyên liệu vốn không được dùng trong thực phẩm như dầu lanh, dầu cọ… (thường chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Tuy nhiên, loại này rất có hại đối với con người.
BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh Dưỡng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: Dầu ăn là thực phẩm dễ bị ôxy hóa các axít không no, nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần, khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư. Còn khi ăn phải các thực phẩm cháy, vỡ vụn là đưa vào cơ thể các chất phosphor, lưu huỳnh, sẽ rất độc hại.
Nguyên liệu tù mù
Tấp xe vào một sạp bán dầu ăn, gia vị tại khu chợ tự phát gần cầu Ông Lãnh (quận 1 - TPHCM), chúng tôi nghe một phụ nữ gọi: “10 kg!”. Như đã hiểu nhau từ trước, người bán đưa ra 2 can dầu ăn đựng trong bình nhựa là vỏ đựng nước khoáng. Sau khi khách hàng này quay đi, chúng tôi tiếp cận người bán thì được biết đó là khách hàng quen, làm việc tại một quán ốc ở quận 5, thường xuyên mua dầu ăn xá dạng này với giá khoảng 26.000 đồng/kg về chế biến các món ăn. Chị bán hàng cho biết dầu ăn loại này được bán theo kg, giá bán lẻ thông thường là 28.000 đồng/kg nhưng nếu mua nhiều và khách quen thì 26.000 đồng/kg.
Dầu ăn xá đóng bịch bán tại chợ tự phát gần cầu Ông Lãnh, quận 1 - TPHCM. Ảnh: Hồng Thúy
Tôi cho biết mình cần lấy sỉ dầu xá mang về các chợ ngoại thành bán lẻ, một chủ sạp nhiệt tình tư vấn: Gọi là dầu xá nhưng chất lượng vừa tốt vừa rẻ, chỉ 580.000 đồng đến 650.000 đồng/thùng 30 kg (khoảng 23.000 đồng/lít), trong khi các loại dầu ăn thông thường giá 45.000 - 50.000 đồng/lít. Nói xong, bà chỉ tay vào xô dầu ăn có màu vàng sậm, nói: “Nếu muốn dễ bán thì lấy loại này, tôi để giá tốt nhất cho. Bảo đảm không đâu rẻ hơn”...
Tổng giám đốc một công ty hóa phẩm ở TPHCM cho biết ông đã từng tiếp xúc với một số cơ sở chế biến dầu ăn dạng không tên này. Nguồn dầu nguyên liệu của các cơ sở này thường rất phức tạp. Họ gom hàng từ nhiều nơi như dầu thải (đã qua sử dụng) của các cơ sở chế biến thực phẩm; mỡ động vật, trong đó có mỡ cá, mỡ heo dạt từ những lò giết mổ và từ các tỉnh chuyển về.
Nguy hiểm hơn, người ta còn nhập cả nguồn dầu cải giá bèo từ Trung Quốc, trong đó có cả dầu cải đã qua sử dụng được các nhà máy ở nước này thải ra… Nguồn nguyên liệu này sẽ được xử lý bằng nhiều loại hóa chất khử mùi, tạo màu… để cho ra loại dầu vàng ươm mà nếu nhìn thoáng qua chẳng thua gì dầu ăn của các hãng dầu sản xuất công nghiệp. Các cơ sở này thường xuyên thay đổi địa chỉ sản xuất hoặc đăng ký một nơi nhưng lại sản xuất ở một địa chỉ khác để qua mặt cơ quan chức năng…
Nhiều chất độc
Một người quen chuyên bán dầu ăn tại chợ Phú Lâm (quận 6 - TPHCM) tiết lộ: Gần đây, trên thị trường xuất hiện loại dầu ăn xá bán rất chạy vì có thể chiên đi chiên lại nhiều lần mà vẫn không bị ngả màu.
Trao đổi với chúng tôi, một vị tiến sĩ khoa học cho biết dầu thực vật về nguyên tắc chỉ sử dụng một lần, không được tái sử dụng. Thế nhưng, trong thực tế, tình trạng dầu ăn thải loại của một số doanh nghiệp chế biến thực phẩm được tuồn ra thị trường, sau đó người mua đem tái chế, tinh lọc lại bằng nhiều phương pháp, có cả việc cho hóa chất độc hại vào để xử lý rồi bán ra thị trường. Loại dầu này rất độc bởi về mặt hóa học, dầu ăn khi đã đun ở nhiệt độ cao sẽ chuyển từ dạng cit (có lợi cho sức khỏe) sang dạng trans (không có lợi). Nhiều cấu trúc dạng trans kết hợp lại sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư.
Đặc biệt, theo tìm hiểu của chúng tôi, người ta còn pha chế cả các loại dầu nguyên liệu vốn không được dùng trong thực phẩm như dầu lanh, dầu cọ… (thường chỉ dùng trong công nghiệp sản xuất sơn) có giá thành rẻ hơn nhiều so với dầu thực vật. Khi pha những loại dầu này vào dầu ăn sẽ làm hạn chế sự đổi màu của dầu khi sử dụng. Tuy nhiên, loại này rất có hại đối với con người.
BS Đào Thị Yến Phi, Trưởng Bộ môn Dinh Dưỡng, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: Dầu ăn là thực phẩm dễ bị ôxy hóa các axít không no, nếu đun ở nhiệt độ cao nhiều lần, khi xâm nhập cơ thể sẽ gây tổn thương các tế bào, dễ tạo thành những khối u, gây ung thư. Còn khi ăn phải các thực phẩm cháy, vỡ vụn là đưa vào cơ thể các chất phosphor, lưu huỳnh, sẽ rất độc hại.
Dầu có thương hiệu bị làm giả Trưởng phòng kinh doanh của một công ty sản xuất dầu ăn cho biết: Dầu đóng thùng của công ty ông trên vỏ thùng có in logo thương hiệu công ty nhưng sau khi bán ra thị trường sẽ không thu hồi lại vỏ thùng. Chính vì vậy mà đã có hiện tượng những cơ sở sản xuất dầu ăn không rõ nguồn gốc thu gom thùng lại rồi làm giả để bán ra thị trường. Cũng theo vị này, hiện nay mỗi ngày các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất bánh snack, mì gói, gà rán, mít sấy… thải một lượng lớn dầu ăn đã sử dụng. Lẽ ra, những doanh nghiệp này là phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để thực hiện việc tiêu hủy loại dầu thải này để không ảnh hưởng đến môi trường thông qua một số công ty chuyên đi tiêu hủy. Tuy nhiên, đường đi để tiêu hủy những loại dầu này thực tế không ai kiểm soát được. |
Theo Sơn Nhung (Người Lao Động)